Sau hơn 2 năm triển khai, các Phó Chủ tịch xã trẻ đã tạo được mối quan hệ mật thiết, tin tưởng đối với các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tại cơ sở ở Điện Biên.
Kết quả này đã được Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên nêu lên tại buổi sơ kết giai đoạn 1 dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự án được triển khai tại 4 huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Ảng và Mường Nhé với 32/52 xã của các huyện được thụ hưởng Dự án.
32 đội viên dự án được phân bổ cho các xã thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Kháng, Tày, có độ tuổi từ 23 đến 32 tuổi.
Ở cương vị là các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, các đội viên dự án đều có lập trường tư tưởng vững vàng; tự giác học tập, trau dồi nhằm nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhiệm vụ; luôn cảnh giác và không hoang mang, dao động trước âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch; có phẩm chất chính trị; tác phong, lề lối làm việc đúng quy định.
Cuối năm 2012, đánh giá kết quả cán bộ công chức, 18/26 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2/26 đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (6 đội viên nhận công tác từ tháng 2/2013 nên chưa đánh giá).
Theo ông Lê Hữu Khang, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên, bằng trí tuệ, quyết tâm và lòng nhiệt huyết tuổi trẻ, các trí thức trẻ đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn; hòa nhịp với cuộc sống, công tác, đồng bào các dân tộc trên địa bàn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; các đội viên đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền xã thực hiện tốt quy chế làm việc tại đơn vị, làm chuyển biến mạnh mẽ lề lối làm việc, tác phong công tác của cán bộ công chức nơi địa bàn công tác.
Các đội viên đã chủ động xuống thôn, bản nắm tình hình và tìm hiểu phong tục, tập quán, cách thức, phương pháp sản xuất của nhân dân; mạnh dạn đề xuất các giải pháp, phương án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc.
Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo theo chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, mạnh dạn hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… qua đó khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của dự án.
Tại hội nghị, nhiều đội viên cũng đã nêu ra những khó khăn trong quá trình công tác tại địa phương, như địa bàn công tác là các xã khó khăn (chưa có điện, giao thông vào mùa mưa đi lại khó khăn, cơ sở làm việc tạm bợ, trang thiết bị lạc hậu…); đội viên còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nên việc ứng xử và xử lý các tình huống phát sinh còn hạn chế; không được đóng góp ý kiến vào các Nghị quyết của cấp ủy vì chưa là đảng viên.
Nhiều đội viên mong muốn, Chính phủ, Bộ Nội vụ và cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể đối với đội viên hoàn thành nhiệm vụ sau khi kết thúc dự án nhằm tạo thêm động lực cho đội viên và có định hướng về vấn đề việc làm của cá nhân đội viên.
Để dự án phát huy hiệu quả, tỉnh Điện Biên đã giao nhiệm vụ cụ thể đến các cấp, các ngành liên quan. Theo đó, Sở Nội vụ phải phối hợp với Ban Quản lý dự án tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội viên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dự án tại cơ sở và quản lý đội viên.
Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các huyện lập kế hoạch kinh phí và chi trả chế độ, chính sách cho đội viên kịp thời, đúng quy định hiện hành. Các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cũng yêu cầu các cấp huyện, xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; kịp thời tháo gỡ và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của đội viên trong thời gian công tác; quan tâm, đào tạo và bồi dưỡng phát triển Đảng cho đội viên dự án./.
Kết quả này đã được Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên nêu lên tại buổi sơ kết giai đoạn 1 dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự án được triển khai tại 4 huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Ảng và Mường Nhé với 32/52 xã của các huyện được thụ hưởng Dự án.
32 đội viên dự án được phân bổ cho các xã thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Kháng, Tày, có độ tuổi từ 23 đến 32 tuổi.
Ở cương vị là các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, các đội viên dự án đều có lập trường tư tưởng vững vàng; tự giác học tập, trau dồi nhằm nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhiệm vụ; luôn cảnh giác và không hoang mang, dao động trước âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch; có phẩm chất chính trị; tác phong, lề lối làm việc đúng quy định.
Cuối năm 2012, đánh giá kết quả cán bộ công chức, 18/26 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2/26 đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (6 đội viên nhận công tác từ tháng 2/2013 nên chưa đánh giá).
Theo ông Lê Hữu Khang, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên, bằng trí tuệ, quyết tâm và lòng nhiệt huyết tuổi trẻ, các trí thức trẻ đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn; hòa nhịp với cuộc sống, công tác, đồng bào các dân tộc trên địa bàn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; các đội viên đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền xã thực hiện tốt quy chế làm việc tại đơn vị, làm chuyển biến mạnh mẽ lề lối làm việc, tác phong công tác của cán bộ công chức nơi địa bàn công tác.
Các đội viên đã chủ động xuống thôn, bản nắm tình hình và tìm hiểu phong tục, tập quán, cách thức, phương pháp sản xuất của nhân dân; mạnh dạn đề xuất các giải pháp, phương án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc.
Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo theo chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ, mạnh dạn hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… qua đó khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của dự án.
Tại hội nghị, nhiều đội viên cũng đã nêu ra những khó khăn trong quá trình công tác tại địa phương, như địa bàn công tác là các xã khó khăn (chưa có điện, giao thông vào mùa mưa đi lại khó khăn, cơ sở làm việc tạm bợ, trang thiết bị lạc hậu…); đội viên còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nên việc ứng xử và xử lý các tình huống phát sinh còn hạn chế; không được đóng góp ý kiến vào các Nghị quyết của cấp ủy vì chưa là đảng viên.
Nhiều đội viên mong muốn, Chính phủ, Bộ Nội vụ và cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể đối với đội viên hoàn thành nhiệm vụ sau khi kết thúc dự án nhằm tạo thêm động lực cho đội viên và có định hướng về vấn đề việc làm của cá nhân đội viên.
Để dự án phát huy hiệu quả, tỉnh Điện Biên đã giao nhiệm vụ cụ thể đến các cấp, các ngành liên quan. Theo đó, Sở Nội vụ phải phối hợp với Ban Quản lý dự án tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội viên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dự án tại cơ sở và quản lý đội viên.
Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các huyện lập kế hoạch kinh phí và chi trả chế độ, chính sách cho đội viên kịp thời, đúng quy định hiện hành. Các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cũng yêu cầu các cấp huyện, xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; kịp thời tháo gỡ và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của đội viên trong thời gian công tác; quan tâm, đào tạo và bồi dưỡng phát triển Đảng cho đội viên dự án./.
Xuân Tiến (TTXVN)