Đối với con ngựa sống trong thời đại đồ đá thì ngựa chỉ là con mồi để săn bắn. Nhưng vào thời đại đồ đồng (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên), nhiều bộ lạc châu Á rồi sau đó là Bắc Âu và Tây Âu đã bắt đầu thuần hóa ngựa hoang. Họ buộc chúng vào xe và cưỡi trên lưng chúng.
Những ai có ngựa nuôi thường đi được xa hơn, buôn bán với các bộ lạ khác thuận lợi hơn, săn bắn được xa hơn và bắt đầu tiến hành chiến tranh để cướp đất đai.
Hình ảnh của những cỗ chiến xa đầu tiên do ngựa kéo được tìm thấy trên các bức chạm Sumer cổ xưa (3.000 năm trước Công nguyên). Chúng có bốn bánh thì được gắn vào các trục không quay. Chắc hẳn kiểm thiết kế này không cho phép chạy nhanh được và dễ dàng lúc lái. Loại xe kéo của người Ai Cập và Assyrie đã được sử dụng rộng khắp châu Á và các nơi khác vào khoảng 1.600 năm trước Công nguyên, xem ra chạy nhanh hơn.
Chúng là loại xe một trục và trục được gắn ở phía, do đó ngựa cùng với càng xe nhận về phần mình thêm sức nặng của xe. Trên xe có xà ích với một hoặc hai xạ thủ bắn cung.
Ngoài ra còn có những lưỡi dao trông giống như lưỡi hái, nhọn và sắc là một thứ vũ khi nguy hiểm được gắn vào moayơ của xe. Người ta thường đưa xa chạy thành một dãy để xông vào phản công kẻ thù, phá tan binh địch.
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, cả Trung Cận Đông lẫn Hy Lạp, Ai Cập đều chưa biết đến kỵ binh (binh lính giáp chiến trên lưng ngựa). Rất có thể con ngựa ở các xứ này chưa thuộc loại ngựa khỏe, có sức chịu đựng chưa tốt, hoặc sợ ngồi trên lưng con ngựa để đánh nhau thì rất nguy hiểm.
Người Assyrie đi đầu trong các dân tộc dùng kỵ mã vào chiến tranh, sau đó đến người Hy Lạp. Ở những địa thế gập ghềnh hiểm trở thì hiệp sỹ tỏ ra có hợi thế hơn là các cỗ xe chiến đấu. Do đó, xe do ngựa kéo đã xuống hàng thứ yếu.
Trong khi vận dụng các đội kỵ mã, Mácedoine đã đạt được những thành công rất lớn, nếu không nói là vô cùng vĩ đại, trong việc áp dụng kỵ binh vào chiến trận.
Trong một trận kịch chiến ở Gavgamel (331 trước Công Nguyên), lực lượng của đến quốc Ba Tư chiếm ưu thế so với quân Mácedoine. Quân Ba Tư có voi chiến, hàng ngàn cỗ xe chiến, rất nhiều kỵ mã và bộ binh.
Dưới sự lãnh đạo và chỉ huy tài ba của vị vua trẻ xứ Mácedoine, Alexandre đại đế đã tung 7.000 kỵ mã và 40.000 bộ binh vào trận. Nhà vua trẻ biết bố trí lực lượng có thể tấn công vào đại binh của vua Ba Tư Darius vốn chậm chạp và cơ động kém, khiến cho quân Ba Tư hoảng loạn, xe nọ đè lên xe kia, nghiến luôn cả bộ binh. Còn các đạo quân của Mácedoine thì thừa thắng tiêu diệt được vô số kẻ thù. Vua Darius bỏ chạy và chẳng mấy lâu sau thì đế quốc Ba Tư bị tiêu diệt hoàn toàn.
Thời La Mã Cổ Đại, các loại ngựa chiến chỉ để dùng vào công tác thông tin, liên lạc là chính. Lực lượng chủ chốt của đế quốc La Mã là vô số bộ binh được huấn luyện rất tốt, còn để tham chiến trong các trận đánh quy mô thì thuê mướn các đội kỵ binh người Đức.
Người La Mã thường sử dụng các đội kỵ binh người Bắc Phi. Họ chiến đấu trên lưng ngựa loại thấp bé những rất lanh lợi và dai sức. Đây là đạo kỵ bịnh không mặc áo giáp và vũ trang rất tồi, nhưng thường xuất hiện đột kích bất ngờ rồi rút lui nhanh, khiến cho đối phương lúng túng và làm hoảng loạn đội hình.
Người Arập ở vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên đã quyết định chinh phục cả thế giới bằng những đội kỵ mã tài ba. Trên những con ngựa chiến, họ có thể phi qua sa mạc mà không cần nghỉ ngơi, ăn uống và con ngựa tốt đối với người Arập là một tài sản quý giá.
Từ kế kỷ thứ 8 cho đến thế kỷ thứ 11, người Mô Rơ ở Bắc Phi đã dùng kỵ binh chiếm chọn cả vùng này và đe doạ đến nước Tây Ban Nha. Dòng máu của giống ngựa Bắc Phi hóa cùng dòng máu ngựa địa phương đã cho ra đời giống ngựa Andalousie nổi tiếng sau này và phát triển cả ở châu Âu.
Cũng vào thời Trung Cổ, các hiệp sĩ phương tây thường dùng các giống ngựa to con và bình tĩnh để chở cả người và trọng lượng áo giáp cồng kềnh. Đến lúc truy đuổi kẻ thù, ngựa phải tỏ ra nhanh nhẹn và dai sức khi phi nước đại.
Mãi cho đến lúc phát hiện các loại hỏa khí - như súng thường và pháo thần công - thì áo giáp trở nên lỗi thời. Những kẻ đánh thuê vũ trang bằng súng nhanh nhẹn trên lưng ngựa đã thay thế các hiệp sĩ để xông trận. Các đơn vị kỵ binh loại nhẹ đã tồn tại cho đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một số quốc gia vẫn dùng kỵ binh cho đến ngày nay, chủ yếu là để phục vụ vào nghi thức các ngày lễ hội và đón chào các vị nguyên thủ.
Ở Trung Quốc, khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, ngựa được dùng để kéo chiến xa và khoảng 1.000 năm sau đó, con ngựa được dùng làm ngựa chiến và kỵ binh là đơn vị chủ lực trong quân đội của các triều đại phong kiến. Ngựa tham dự chiến trận suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Vào thế kỷ 13 sau Công nguyên, vó ngựa quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi. Con ngựa Mông Cổ là phương tiện duy nhất để di chuyển đại quân từ Á sang Âu. Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xóm làng xơ xác. Song đoàn quân Mông Cổ ba lần đưa quân xuống phương Nam xâm lược nước ta thì ba lần thất bại ê chề, nhục nhã.
Trong lịch sử chiến tranh, luận về mã chiến tức đánh nhau trên lưng ngựa có thể tóm mấy ý cốt lõi sau đây. Đánh nhanh, rút lui nhanh và tận dụng yếu tố bất ngờ. Mã chiến thì có thể phát huy thế mạnh ở đồng bằng, đường giao thông thuận lợi, nhiều ngả đi nhiều ngõ đến, và rất kỵ chốn nê địa, tức địa hình khó khăn, hiểm trở, nhiều đầm lầy. Giặc Nguyên Mông trước đây chuyên về mã chiến đánh đâu thắng đó, nhưng khi vào đất nước ta lại sa vào nề địa.
Trong pháp dùng mã chiến có phép “liên hoàn giáp mã,” theo phép đánh này thì người ta cho ngựa mang giáp sắt phủ kín hết thân mình, chỉ hở có đôi mắt, và cứ từ 5 đến 10 giáp mã thì sắp thành một hàng chữ “Nhất.” Trước ức ngựa có dắn một đòn cản đính con dao nhọn hoắt. Trên lưng mỗi con ngựa có một chiến binh mặc áo giáp, cầm dao hoặc cầm thương, mang cung tên, khi xông trận thì cho ngựa xông vào quân địch khiến cho đối phương hoảng loạn, tan rã hàng ngũ, thế rồi dùng dao thương, cung tên tiêu diệt.
Phép “liên hoàn giáp mã” chủ yếu uy hiếp tinh thần địch, đánh chọc thủng phòng tuyến quân thù và càn quét đối phương, công dụng như thiết giáp xa thời nay. Tuy nhiên, phép “liên hoàn giáp mã” cũng có chỗ yếu của nó, là sự xoay chuyển khó khăn, di động chậm chạp.
Để phá pháp “liên hoàn giáp mã” phải dùng câu liêm thương phối hợp với pháo lớn làm cho ngựa phải kinh hoàng phóng chạy, khi ấy chỉ dùng cân liêm thương móc vào chân ngựa. Cũng có thể dùng phép “lăn khiên” mà lăn tròn dưới mặt đất rồi dùng mã tấu chặt đứt chân ngựa.
Ngày xưa, hình ảnh “da ngựa bọc thây” đủ nói lên hình ảnh bi hùng ở nơi chiến địa, người và ngựa đã thường vào sinh ra tử, vinh nhục có nhau. Nhiều con tuấn mã đã cùng với chủ tướng lập nên nhiều chiến công hiển hách, lưu danh trong sử sách để lại cho muôn đời sau./.