Đường dây 500kV đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Xí nghiệp Mây tre đan xuất khẩu Âu Cơ, huyện Núi Thành (Quảng Nam) vay vốn ưu đãi từ Chương trình cho vay giải quyết việc làm để mở rộng nhà xưởng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Công nhân may hàng xuất khẩu tại Công ty May Dcotex-Hải Âu xanh (Liên doanh Việt-Pháp) tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành (Quảng Nam). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Du khách nước ngoài trực tiếp điều khiển trâu cày ruộng, một nội dung trong tour du lịch Một ngày làm nông dân tại Hội An (Quảng Nam). (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Bộ đội giúp nông dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thu hoạch lúa Hè Thu. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Chùa Cầu - biểu tượng của phố cổ Hội An (Quảng Nam). (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Thành phố Tam Kỳ, thủ phủ tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Khu quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thu hút rất đông khách ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đến tham quan. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Nhà máy thủy điện A Vương thuộc địa bàn huyện Tây Giang và huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, công suất 210MW, đi vào hoạt động từ tháng 10/2008. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Từ năm 1999, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới, được Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Chăm sóc trẻ em nhiễm chất độc da cam/dioxin ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - một trong những tỉnh có nhiều nạn nhân da cam/dioxin nhất cả nước. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Xã đảo Tân Hiệp trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam), là di tích lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của thương cảng Hội An. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Tàu công suất lớn được đóng mới ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) để ngư dân có điều kiện ra khơi xa, bám biển dài ngày. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Lễ bàn giao 15 xe Bus THACO thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang Philippines tại cảng Chu Lai trong Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Đây là lô hàng thương mại đầu tiên của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) sau hơn 16 năm đầu tư và phát triển trong ngành ô tô Việt Nam. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Du khách tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam) bằng xích lô. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hệ thống phòng học hiện đại của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN)
Nghệ nhân Bling Agrưn, dân tộc Cơ Tu, ở thôn Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) là nghệ nhân còn lại duy nhất biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của người Cơ Tu như: Broo, A bel, Tư hoong, Tuôt, sáo…(Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, được xây dựng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, công suất 180 MW, hằng năm sản xuất 679,6 triệu kWh điện. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Tàu 22.000 tấn vào bốc xếp hàng hóa tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), cảng nước sâu có hệ thống logistic đồng bộ, diện tích 140 ha, được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2012, là cảng sông có quy mô lớn nhất tại miền Trung, góp phần phát triển lưu thông hàng hóa của khu vực. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Sân bay Chu Lai đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương với các vùng trong khu vực, góp phần phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Múa cồng chiêng trong Lễ hội đâm trâu mừng năm mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vũ Công Điền/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)