Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã phát động Hành trình 50 ngày hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và mong mỗi người dân Thủ đô sẽ là tấm gương sáng, tích cực tham gia các hoạt động vì một Đại lễ nghìn năm có một.
Hành trình 50 ngày hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được phát động tối 20/8 trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa Thăng Long-Hà Nội hướng về Đại lễ, diễn ra ở Cung Văn hóa Hữu nghị. Hơn 1.000 người dân Thủ đô đã tham gia ngày hội này.
Ngày hội do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức nhằm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình 08 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội," cùng những kinh nghiệm và bài học qua 10 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Thủ đô.
Biểu dương thành tích của các đơn vị, tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân Thủ đô trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ Hội nghị tổng kết Chương trình 08 của Thành ủy là dịp để phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống văn hóa Thăng Long-Hà Nội, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh giàu đẹp, nâng cao vị thế và uy tín của Hà Nội với bạn bè quốc tế.
Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện Chương trình 08 của Thành ủy và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của văn hóa Thăng Long-Hà Nội xưa và nay.
Những chuyển biến của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng; sự xuất hiện ngày càng nhiều những mẫu hình văn hóa trên các địa bàn dân cư và trong các công sở, doanh nghiệp, trường học, cùng các tấm gương người tốt, việc tốt đã tạo nên những bước chuyển tích cực trong nhận thức, nếp sống của cộng đồng và tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn Thủ đô.
Tại ngày hội, các cá nhân tiêu biểu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hay ở cơ sở về huy động và sử dụng hiệu quả quỹ vì người nghèo, về công tác xóa quảng cáo rao vặt, về việc vận động người dân nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng và hiến đất mở đường…
Chương trình còn dành thời lượng giới thiệu về giáo sư-viện sĩ Vũ Khiêu, nét đẹp của làng cổ Đường Lâm, trao đổi cùng phó giáo sư-tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội văn nghệ Dân gian Hà Nội về nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.../.
Hành trình 50 ngày hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội được phát động tối 20/8 trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa Thăng Long-Hà Nội hướng về Đại lễ, diễn ra ở Cung Văn hóa Hữu nghị. Hơn 1.000 người dân Thủ đô đã tham gia ngày hội này.
Ngày hội do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức nhằm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình 08 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội," cùng những kinh nghiệm và bài học qua 10 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Thủ đô.
Biểu dương thành tích của các đơn vị, tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân Thủ đô trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ Hội nghị tổng kết Chương trình 08 của Thành ủy là dịp để phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống văn hóa Thăng Long-Hà Nội, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh giàu đẹp, nâng cao vị thế và uy tín của Hà Nội với bạn bè quốc tế.
Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện Chương trình 08 của Thành ủy và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của văn hóa Thăng Long-Hà Nội xưa và nay.
Những chuyển biến của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng; sự xuất hiện ngày càng nhiều những mẫu hình văn hóa trên các địa bàn dân cư và trong các công sở, doanh nghiệp, trường học, cùng các tấm gương người tốt, việc tốt đã tạo nên những bước chuyển tích cực trong nhận thức, nếp sống của cộng đồng và tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn Thủ đô.
Tại ngày hội, các cá nhân tiêu biểu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hay ở cơ sở về huy động và sử dụng hiệu quả quỹ vì người nghèo, về công tác xóa quảng cáo rao vặt, về việc vận động người dân nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng và hiến đất mở đường…
Chương trình còn dành thời lượng giới thiệu về giáo sư-viện sĩ Vũ Khiêu, nét đẹp của làng cổ Đường Lâm, trao đổi cùng phó giáo sư-tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội văn nghệ Dân gian Hà Nội về nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.../.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)