Là khách mời danh dự của Tuần lễ truyện tranh tại Việt Nam lần thứ Nhất, mới đây, họa sĩ người Bỉ gốc Việt Vink (tên thật là Vĩnh Khoa, sinh năm 1950 tại Đà Nẵng) đã có mặt tại Thư viện Hà Nội (47- Bà Triệu) vẽ tặng tranh cho công chúng.
Một tuần ở Hà Nội, ông đã cùng với các họa sĩ của Nhà xuất bản Kim Đồng đi tham quan phố cổ Hà Nội và hoàn thành tập truyện tranh chung về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trước khi tạm biệt Việt Nam về Bỉ, ông cho biết "Đây là lần thứ 2 tôi đến Hà Nội và lần này, tôi có rất nhiều việc phải làm như gặp gỡ các học sinh và sinh viên Đại học Hà Nội, trao đổi về nghề nghiệp với các họa sĩ và nhà xuất bản Kim Đồng. Khi đi tham quan phố cổ cùng nhóm sáng tác, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh khá bất ngờ và vẽ được một số bức tranh về phố cổ tại một quán trà đá trên phố Hàng Nón.
Vĩnh Khoa là họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng ở châu Âu với các truyện tranh như "Nhà sư điên," "Những cuộc phiêu lưu của He Pao"... Tác phẩm "Cây nêu và em bé" của Vĩnh Khoa từng đoạt giải nhất truyện tranh của Bỉ. Ông từng được hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney (Mỹ) mời hợp tác.
- Còn tập truyện tranh chung về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông và các họa sĩ Việt Nam đã vẽ gì trong đó?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Tôi vẽ 1 đoạn truyện tranh về cầu Long Biên. Tập truyện này có 10 họa sĩ tham gia và mỗi người vẽ một đoạn về cây cầu với một cảm xúc riêng. Là người thích vẽ từ nhỏ, nhưng đây là cơ hội hiếm có với tôi, vì tôi được tranh thủ trao đổi kinh nghiệm, sự say mê, và được thể hiện mình tại quê hương. Từ khi xuất ngoại định cư tại Bỉ năm 1969, tôi mải miết rong ruổi trên con đường nghệ thuật. Nhưng xa xứ, tình cảm về quê hương trong tôi được khơi dậy sâu đậm hơn, tăng lên rất nhiều. Dù phong cách vẽ của tôi là châu Âu, nhưng những điều diễn tả trong tranh lại rất Việt Nam.
- Cụ thể, ông lấy những chất liệu nào ở Việt Nam để đưa vào truyện tranh?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Hồi nhỏ, tôi đọc nhiều truyện chưởng của Kim Dung và đặc biệt thích Tiếu ngạo giang hồ. Sang Bỉ, ban đầu, tôi lấy chất liệu trong tiểu thuyết của Kim Dung để vẽ. Nhưng tranh của tôi thường có hình ảnh của nước, dòng sông, xóm làng Việt Nam... Những ký ức về quê hương được tôi thể hiện một cách vô thức qua nét vẽ, chứ không có sự chuẩn bị, tính toán trước.
- Bỉ là nơi có rất nhiều tác phẩm truyện tranh nổi tiếng và loại hình này rất phát triển, nhưng ông đã khẳng định được tên tuổi của mình?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Tôi học hội họa theo con đường tự học là chính, và bước vào nghề khi đã tuổi 30. Tác phẩm trình làng đầu tiên của là bộ truyện tranh về cổ tích Việt Nam: "Sau lũy tre làng cho tờ báo Tintin." Vẽ truyện tranh mất rất nhiều thời gian, một trang tranh truyện, vừa viết vừa vẽ, phải mất trên dưới 1 tuần lễ. Chính vì thế, 1 tập truyện tranh đứa con tinh thần của họa sĩ phải mang nặng đẻ đau suốt cả năm trời. Nhưng ở Bỉ, tôi vẽ 1 tuần và sống được 2 tuần, và không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền như các họa sĩ Việt Nam./.
Một tuần ở Hà Nội, ông đã cùng với các họa sĩ của Nhà xuất bản Kim Đồng đi tham quan phố cổ Hà Nội và hoàn thành tập truyện tranh chung về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trước khi tạm biệt Việt Nam về Bỉ, ông cho biết "Đây là lần thứ 2 tôi đến Hà Nội và lần này, tôi có rất nhiều việc phải làm như gặp gỡ các học sinh và sinh viên Đại học Hà Nội, trao đổi về nghề nghiệp với các họa sĩ và nhà xuất bản Kim Đồng. Khi đi tham quan phố cổ cùng nhóm sáng tác, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh khá bất ngờ và vẽ được một số bức tranh về phố cổ tại một quán trà đá trên phố Hàng Nón.
Vĩnh Khoa là họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng ở châu Âu với các truyện tranh như "Nhà sư điên," "Những cuộc phiêu lưu của He Pao"... Tác phẩm "Cây nêu và em bé" của Vĩnh Khoa từng đoạt giải nhất truyện tranh của Bỉ. Ông từng được hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney (Mỹ) mời hợp tác.
- Còn tập truyện tranh chung về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông và các họa sĩ Việt Nam đã vẽ gì trong đó?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Tôi vẽ 1 đoạn truyện tranh về cầu Long Biên. Tập truyện này có 10 họa sĩ tham gia và mỗi người vẽ một đoạn về cây cầu với một cảm xúc riêng. Là người thích vẽ từ nhỏ, nhưng đây là cơ hội hiếm có với tôi, vì tôi được tranh thủ trao đổi kinh nghiệm, sự say mê, và được thể hiện mình tại quê hương. Từ khi xuất ngoại định cư tại Bỉ năm 1969, tôi mải miết rong ruổi trên con đường nghệ thuật. Nhưng xa xứ, tình cảm về quê hương trong tôi được khơi dậy sâu đậm hơn, tăng lên rất nhiều. Dù phong cách vẽ của tôi là châu Âu, nhưng những điều diễn tả trong tranh lại rất Việt Nam.
- Cụ thể, ông lấy những chất liệu nào ở Việt Nam để đưa vào truyện tranh?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Hồi nhỏ, tôi đọc nhiều truyện chưởng của Kim Dung và đặc biệt thích Tiếu ngạo giang hồ. Sang Bỉ, ban đầu, tôi lấy chất liệu trong tiểu thuyết của Kim Dung để vẽ. Nhưng tranh của tôi thường có hình ảnh của nước, dòng sông, xóm làng Việt Nam... Những ký ức về quê hương được tôi thể hiện một cách vô thức qua nét vẽ, chứ không có sự chuẩn bị, tính toán trước.
- Bỉ là nơi có rất nhiều tác phẩm truyện tranh nổi tiếng và loại hình này rất phát triển, nhưng ông đã khẳng định được tên tuổi của mình?
Họa sĩ Vĩnh Khoa: Tôi học hội họa theo con đường tự học là chính, và bước vào nghề khi đã tuổi 30. Tác phẩm trình làng đầu tiên của là bộ truyện tranh về cổ tích Việt Nam: "Sau lũy tre làng cho tờ báo Tintin." Vẽ truyện tranh mất rất nhiều thời gian, một trang tranh truyện, vừa viết vừa vẽ, phải mất trên dưới 1 tuần lễ. Chính vì thế, 1 tập truyện tranh đứa con tinh thần của họa sĩ phải mang nặng đẻ đau suốt cả năm trời. Nhưng ở Bỉ, tôi vẽ 1 tuần và sống được 2 tuần, và không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền như các họa sĩ Việt Nam./.
(TT&VH/Vietnam+)