Khung pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có nhưng còn thiếu là thực trạng được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững và phát triển” diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) và Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Theo đánh giá của Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện hệ thống cơ quan trợ giúp doanh nghiệp SME chưa hoàn thiện, các chức năng nhiệm vụ chưa được luật hóa, thiếu cơ sở vật chất, nhân lực có chuyên môn… đã dẫn đến việc tổ chức triển khai và lập báo cáo thực hiện kế hoạch chưa đạt yêu cầu, công tác thống kê, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện gặp nhiều khó khăn cũng như các số liệu báo cáo thực trạng của doanh nghiệp SME trong cả nước chưa thống nhất.
Mặt khác, tầm quan trọng của công tác hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp đã không được nhận thức một cách đầy đủ, các cơ quan chức năng chưa dành những quan tâm đúng mức cho nhiệm vụ hỗ trợ cũng như chưa được lồng ghép vào quá trình công tác của các bộ ngành, địa phương.
Thực tế đến nay, công tác hỗ trợ này vẫn tiếp tục phân tán, chia cắt, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành từ trung ương đến địa phương, gây lãng phí nguồn lực lớn trong khi hiệu quả lại chưa cao.
Trước tình hình đó, ông Lê Mạnh Hùng, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết trong các nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2015, tới đây Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào việc tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng, hỗ trợ công nghệ, nâng cao đào tạo nguồn nhân lực đồng thời đẩy mạnh mô hình các cụm liên kết, cụm ngành và tăng cường tiếp cận đất đai, cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường… cho hệ thống doanh nghiệp SME.
“Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011-2015, tổng mức đầu tư trong khu vực SME sẽ đạt 35% tổng vốn đầu tư xã hội và đóng góp khoảng 40% GDP, tạo thêm khoảng 3,5 – 4 triệu việc làm đồng thời phấn đấu chỉ tiêu xuất khẩu đạt 25% tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước,” ông Hùng nhấn mạnh.
Về phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho rằng, để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối cũng như đổi mới sản phẩm, nâng cao ứng dụng công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đồng thời khai thác thị trường trong nước và tham nhập và các thị trường thích hợp khác.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kết hợp chặt chẽ thành các cụm liên kết, tham gia vào khu công nghiệp hay cộng tác với các hiệp hội nghành nghề để có thể nâng chất lượng sản phẩm với giá cả đầu ra hợp lý cũng như nâng cao năng lực tiếp cận thị trường,” Bà Hằng nói./.
Theo đánh giá của Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện hệ thống cơ quan trợ giúp doanh nghiệp SME chưa hoàn thiện, các chức năng nhiệm vụ chưa được luật hóa, thiếu cơ sở vật chất, nhân lực có chuyên môn… đã dẫn đến việc tổ chức triển khai và lập báo cáo thực hiện kế hoạch chưa đạt yêu cầu, công tác thống kê, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện gặp nhiều khó khăn cũng như các số liệu báo cáo thực trạng của doanh nghiệp SME trong cả nước chưa thống nhất.
Mặt khác, tầm quan trọng của công tác hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp đã không được nhận thức một cách đầy đủ, các cơ quan chức năng chưa dành những quan tâm đúng mức cho nhiệm vụ hỗ trợ cũng như chưa được lồng ghép vào quá trình công tác của các bộ ngành, địa phương.
Thực tế đến nay, công tác hỗ trợ này vẫn tiếp tục phân tán, chia cắt, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành từ trung ương đến địa phương, gây lãng phí nguồn lực lớn trong khi hiệu quả lại chưa cao.
Trước tình hình đó, ông Lê Mạnh Hùng, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết trong các nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp SME giai đoạn 2011-2015, tới đây Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào việc tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng, hỗ trợ công nghệ, nâng cao đào tạo nguồn nhân lực đồng thời đẩy mạnh mô hình các cụm liên kết, cụm ngành và tăng cường tiếp cận đất đai, cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường… cho hệ thống doanh nghiệp SME.
“Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011-2015, tổng mức đầu tư trong khu vực SME sẽ đạt 35% tổng vốn đầu tư xã hội và đóng góp khoảng 40% GDP, tạo thêm khoảng 3,5 – 4 triệu việc làm đồng thời phấn đấu chỉ tiêu xuất khẩu đạt 25% tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước,” ông Hùng nhấn mạnh.
Về phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho rằng, để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối cũng như đổi mới sản phẩm, nâng cao ứng dụng công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đồng thời khai thác thị trường trong nước và tham nhập và các thị trường thích hợp khác.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kết hợp chặt chẽ thành các cụm liên kết, tham gia vào khu công nghiệp hay cộng tác với các hiệp hội nghành nghề để có thể nâng chất lượng sản phẩm với giá cả đầu ra hợp lý cũng như nâng cao năng lực tiếp cận thị trường,” Bà Hằng nói./.
Linh Chi (Vietnam+)