Sáng 2/10, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp."
Các chuyên gia, nhà khoa học của một số Bộ, ngành, Học viện đã tham dự hội thảo.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung làm rõ hơn một số nội dung đề xuất, sửa đổi, bổ sung của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự như kỹ thuật thiết kế; khái niệm chứng cứ; nguồn gốc chứng cứ; nguyên tắc loại trừ chứng cứ; khái niệm hoạt động chứng minh; yêu cầu đối với thu thập chứng cứ; những người có quyền thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá chứng cứ...
Theo đề xuất của Viện Khoa học Kiểm sát (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao), để quy định rành mạch các vấn đề liên quan đến chứng cứ và chứng minh trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần thiết kế bố cục chương này thành hai mục (Mục 1: Chứng cứ; Mục 2: Chứng minh).
Trong đó, Mục chứng cứ gồm các điều quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; các nguồn chứng cứ; loại trừ chứng cứ; bảo quản, xử lý vật chứng, đồng thời, khái niệm chứng cứ cần sửa theo hướng "Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án." Chứng minh là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của những người quy định tại Bộ luật này nhằm xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Cũng theo Viện Khoa học Kiểm sát, cần bổ sung thêm một số Điều mới vào Chương này trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) như: nguồn chứng cứ; lời khai của người chứng kiến; kết luận định giá tài sản; chứng minh; mặc nhiên công nhận chứng cứ.
Phát biểu tại buổi Hội thảo, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng, hoàn thiện nội dung về chế định chứng cứ và chứng minh trong Dự án Bộ Luật tố tụng Hình sự (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục xây dựng dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và chương này nói riêng, dựa trên tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020./.
Các chuyên gia, nhà khoa học của một số Bộ, ngành, Học viện đã tham dự hội thảo.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung làm rõ hơn một số nội dung đề xuất, sửa đổi, bổ sung của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự như kỹ thuật thiết kế; khái niệm chứng cứ; nguồn gốc chứng cứ; nguyên tắc loại trừ chứng cứ; khái niệm hoạt động chứng minh; yêu cầu đối với thu thập chứng cứ; những người có quyền thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá chứng cứ...
Theo đề xuất của Viện Khoa học Kiểm sát (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao), để quy định rành mạch các vấn đề liên quan đến chứng cứ và chứng minh trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần thiết kế bố cục chương này thành hai mục (Mục 1: Chứng cứ; Mục 2: Chứng minh).
Trong đó, Mục chứng cứ gồm các điều quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; các nguồn chứng cứ; loại trừ chứng cứ; bảo quản, xử lý vật chứng, đồng thời, khái niệm chứng cứ cần sửa theo hướng "Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án." Chứng minh là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của những người quy định tại Bộ luật này nhằm xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Cũng theo Viện Khoa học Kiểm sát, cần bổ sung thêm một số Điều mới vào Chương này trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) như: nguồn chứng cứ; lời khai của người chứng kiến; kết luận định giá tài sản; chứng minh; mặc nhiên công nhận chứng cứ.
Phát biểu tại buổi Hội thảo, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng, hoàn thiện nội dung về chế định chứng cứ và chứng minh trong Dự án Bộ Luật tố tụng Hình sự (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục xây dựng dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và chương này nói riêng, dựa trên tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020./.
Nguyễn Cường (TTXVN)