Hoạt động của Trung Quốc ở đá Ba Đầu: ASEAN cần làm gì?

Các cơ quan báo chí quốc tế nên được đưa tới để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc, trong khi Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an cần nêu bật mối quan tâm của các nước trong khu vực.
Hoạt động của Trung Quốc ở đá Ba Đầu: ASEAN cần làm gì? ảnh 1Các tàu cá dân quân của Trung Quốc neo đậu gần bãi đã Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa (Việt Nam). (Ảnh: AFP)

Việc Trung Quốc đưa nhiều tàu dân quân đến khu vực Đá Ba Đầu (thuộc cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thời gian gần đây đã khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, đồng thời thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Giáo sư Pankaj Jha của Trường Quan hệ Quốc tế Jindal, Đại học Toàn cầu O P Jindal (Ấn Độ) đã có bài viết về những toan tính của Trung Quốc đằng sau sự kiện này, đăng trên trang mạng Modern Policy.

"Lý do mà Trung Quốc đưa ra cho sự hiện diện của các tàu dân quân đánh cá ở khu vực này là thời tiết thay đổi và các tàu này không có khả năng quay trở lại bờ biển.

Đã có những lời kêu gọi khi trong chính thể Philippines, chính sách Trung Quốc của nước này đã thất bại thảm hại và sau sự cố bãi cạn Scarborough có thể Trung Quốc đang tiến tới nhắm vào bãi đá Ba Đầu.

Người ta đã thấy trong quá khứ Trung Quốc luôn cố gắng xâm phạm vào Vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển được hỗ trợ đắc lực bởi các tàu tuần tra của Hải cảnh và các tàu hải quân tiên tiến để tuyên bố chiếm đóng bằng vũ lực ở những khu vực nhất định.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia tranh chấp khác ở Biển Đông.

Đã có những chỉ trích đối với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng bất chấp việc ông thuyết phục Trung Quốc đối với các yêu sách hàng hải của Philippines, ông đã làm tổn hại lợi ích quốc gia của Philippines và cũng phá hoại các yêu sách chính đáng và hợp pháp của Philippines trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ.

[Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông]

Phán quyết của tòa trọng tài La Hay vào tháng 7/2016 đã tuyên bố tất cả các yêu sách của Trung Quốc đối với hòn đảo bị nước này chiếm đóng là bất hợp pháp và không có giá trị pháp lý, nay đã bị đảo ngược với việc Trung Quốc tuyên bố các Vùng đặc quyền kinh tế với cả các bãi cát có thể nhìn thấy khi thủy triều lên.

Trung Quốc đã rất cố gắng thay đổi hiện trạng thông qua việc triển khai mạnh mẽ lực lượng dân quân biển và sự việc ở bãi đá Ba Đầu. Điều đó cho thấy trật tự hàng hải quốc tế đang bị đe dọa vì các hoạt động tụ tập của các tàu đánh cá Trung Quốc.

Trước đây, có thể thấy rằng Trung Quốc đã thừa nhận sự phản bác mạnh mẽ các hoạt động của nước này thông qua các sáng kiến của khu vực cũng như sức ép của quốc tế đối với các hoạt động của Trung Quốc.

Việc lực lượng dân quân biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (PAFMM) neo đậu tại đá Ba Đầu kể từ tháng 3/2021 nhằm bành trướng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc thông qua việc triển khai nhiều tàu tới các vùng lãnh thổ không có người bảo vệ hoặc các khu vực thuộc các quốc gia ASEAN có tranh chấp.

Mặc dù có hơn 200 tàu cùng neo đậu vào tháng 3 nhưng đến nay chỉ còn 7 đến 9 tàu đang đóng tại bãi đá ngầm này. Tuy nhiên, các tàu này đã phân tán ở nhiều nơi khác để cho thấy họ đã rút lui về mặt thực địa nhưng có thể quay lại để chiếm đóng khu vực đó, nếu được yêu cầu.

Hoạt động của Trung Quốc ở đá Ba Đầu: ASEAN cần làm gì? ảnh 2Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng các tàu cá dân quân để bành trướng các yêu sách chủ quyền. (Ảnh: AFP)

Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc được coi là những tàu bán quân sự được trang bị vũ khí hạng nhẹ trong quá khứ cũng đã từng được sử dụng để quấy rối ngư dân của các nước khác nhằm vạch ra các khu vực đánh bắt cho tàu thuyền của Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại rằng phán quyết năm 2016 có lợi cho phía Philippines đối với các thực thể tranh chấp ở Biển Đông là “bất hợp pháp, không có hiệu lực.” Trên thực tế, những bức ảnh thu được từ nhiều cơ quan truyền thông khác nhau cho thấy những chiếc thuyền này không có bất kỳ thiết bị đánh cá nào trên tàu trong khi Trung Quốc đưa ra một lý do chính đáng rằng những chiếc tàu đánh cá này đã được di chuyển đến vị trí cách 170 km về phía đảo Palawan vì thời tiết khắc nghiệt.

Những diễn biến hiện nay ở phía tây đảo Palawan cho thấy rằng có thể sẽ lặp lại sự cố bãi cạn Scarborough vào năm 2012 khi Mỹ làm trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và Philippines để Trung Quốc rút tàu khỏi khu vực tranh chấp, điều từng được coi là một bước đột phá.

Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã triển khai lực lượng dân quân biển cũng như hỗ trợ các tàu Hải cảnh và ngăn cản việc khai thác vùng biển cho các hoạt động đánh bắt đặc biệt là đối với ngư dân Philippines.

Mặc dù cuộc khủng hoảng đã được xoa dịu trong thời điểm hiện tại nhưng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ một lần nữa lợi dụng tuyên bố chủ quyền với khu vực bãi đá ngầm để bành trướng quyền kiểm soát của mình trên Biển Đông.

Trong quá khứ, từng chứng kiến các tàu khảo sát hàng hải của Trung Quốc đi qua bãi Cỏ Rong, bãi Tư Chính và cụm Sinh Tồn nhằm vạch ra các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc và Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ chủ quyền đối với những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Mặc dù có thể thấy rằng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền và sau đó rút lui khỏi các khu vực đó nhưng nước này đang coi đây là một việc thường xuyên nhằm làm suy yếu trật tự quốc tế trên biển.

Ngoài ra, các hoạt động của Trung Quốc cụ thể liên quan đến việc đe dọa các hoạt động thăm dò dầu khí quốc tế cũng như các hoạt động đánh bắt cá của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác nhằm củng cố quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với chuỗi đảo thứ nhất (một đường hư cấu nối Đài Loan, Okinawa và Philippines).

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, "Mỹ sát cánh với đồng minh Philippines trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ."

Ở cấp độ khu vực, yêu cầu đặt ra đó là ASEAN cần lưu ý các diễn biến và cần đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Philippines.

Thứ hai, ASEAN cần đưa ra nhiều bằng chứng về các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc cho các đối tác đối thoại và nên xem xét lại Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với Trung Quốc. Các cơ quan truyền thông quốc tế nên được đưa tới để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc, trong khi Việt Nam với tư cách là đại diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần nêu bật những mối quan tâm cốt lõi của các nước trong khu vực.

Chủ tịch ASEAN Brunei phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử với các thành viên ASEAN như một sự ưu tiên và đưa ra một bản ghi nhớ cho Trung Quốc thể hiện thái độ không hài lòng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục