Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt

Trong tháng Tám, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt ảnh 1Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng Tám và 8 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022 vào ngày 6/9, trong tháng Tám, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức với các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, trong nước, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt: ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ổn định và cải thiện đời sống người dân.

CPI tháng Tám tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 2,58%, cơ bản tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021; thu ngân sách 8 tháng ước đạt 84,8% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021, bảo đảm đủ nguồn cho các nhiệm vụ chi; xuất nhập khẩu tháng 8 ước tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021, tính chung 8 tháng tăng 15,5%, tháng 8 ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 3,96 tỷ USD.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc; sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 9,4% so với cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, với tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tăng 50,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, một số công trình hạ tầng quan trọng, chiến lược được đưa vào khai thác, sử dụng trong 8 tháng đầu năm như cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, Hạ Long-Móng Cái, cầu Thủ Thiêm 2...

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm, tăng cường, trong đó đã tổ chức khai giảng năm học mới thuận lợi, với nhiều niềm tin, hy vọng. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, trong đó, tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 60 năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào, 55 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia…

Về tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công, đến ngày 28/8, tổng số vốn ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân là hơn 505 ngàn tỷ đồng, đạt 93,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó vốn trong nước đạt 92,8% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 98,8% kế hoạch.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 31/8 đạt hơn 212.000 tỷ đồng, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn với cùng kỳ năm 2021.

Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55.500 tỷ đồng.

[Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8]

Các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.073 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 3.045 tỷ đồng cho gần 4,54 triệu lao động; hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng; chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7.400 tỷ đồng. Ngoài ra, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52.000 tỷ đồng.

Về tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, hiện có 44/52 địa phương đã hoàn thành việc giao kế hoạch vốn thực hiện 3 chương trình cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc; 2/52 địa phương mới giao một phần kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục quốc gia; 3/52 địa phương đã có nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đang thực hiện rà soát để chuẩn bị cho công tác giao kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc; 3/52 địa phương đang trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chưa hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc.

Thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết tháng Tám và 8 tháng năm 2022, Việt Nam duy trì lạm phát ở mức thấp song kinh tế lại tăng trưởng khá; trong khi ở nhiều nước, tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát lại cao, cho thấy vai trò chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất kịp thời, hiệu quả.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tốt ảnh 2Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam: Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023; ADB, IMF giữ dự báo tăng trưởng ở mức 6,5% và 6% năm 2022 so với dự báo trước đó.

Bên cạnh đánh giá những kết quả tích cực, các thành viên Chính phủ thảo luận, cho rằng kinh tế vĩ mô, lạm phát, các cân đối lớn được đảm bảo song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; thu hút FDI gặp khó khăn; xuất khẩu đối mặt với rủi ro, thách thức không nhỏ; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; dịch COVID-19 còn tiềm ẩn khả năng diễn biến phức tạp…

Các đại biểu cho rằng thời gian tới, khó khăn, thách thức là rất lớn, nhất là biến động về giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào, thị trường thế giới chậm phục hồi, việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam.

Trong khi đó, đà phục hồi tiêu dùng trong nước, yếu tố tâm lý, thời điểm gia tăng nhu cầu trong những tháng cuối năm, tạo áp lực lên lạm phát và đầu vào sản xuất trong nước, hoạt động xuất khẩu. Do đó, nếu không có giải pháp điều hành, hỗ trợ kịp thời có thể làm giảm tiềm năng phục hồi kinh tế, tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực, đời sổng người dân./.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng Tám và 8 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng Tám và 8 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự phiên họp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, kinh nghiệm để phát biểu ý kiến 'đúng, trúng,' đi thẳng vào vấn đề. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự phiên họp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, kinh nghiệm để phát biểu ý kiến 'đúng, trúng,' đi thẳng vào vấn đề. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp Chính phủ sáng 6/9. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp Chính phủ sáng 6/9. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục