Học giả Ấn Độ: Việt Nam có lập trường kiên định về phán quyết của PCA

5 năm sau phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện của Philippines, Việt Nam luôn kiên định theo đuổi đường lối đối ngoại và các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết những xung đột ở Biển Đông.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam có lập trường kiên định về phán quyết của PCA ảnh 1Chiến sỹ đảo Thuyền Chài C đứng gác. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Cách đây đúng 5 năm, ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) đã ra phán quyết quan trọng bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà nước này đưa ra, vốn bao phủ 80% diện tích Biển Đông.

Trong bài viết có tiêu đề: "Ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam trước phán quyết của Tòa trọng tài đối với tranh chấp tại Biển Đông," Tiến sỹ Vijay Sakhuja (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách, Hội đồng các vấn đề thế giới, Ấn Độ) cho rằng Việt Nam đã kiên định theo đuổi đường lối đối ngoại và các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết những xung đột với Trung Quốc và các bên khác tại Biển Đông.

Sau đây là toàn văn bài viết được đăng trên trang mạng của Viện Nghiên cứu quốc tế Kalinga.

Hiện có 6 quốc gia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và đá ngầm tại khu vực Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và bãi cạn Scarborough. Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) đều có tranh chấp với Trung Quốc đối với một số thực thể trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, mỗi quốc gia trong số này cũng đều có tranh chấp với các quốc gia còn lại tuy nhiên, cho đến nay các nước đều không thể hiện thái độ quá mức cứng rắn.

Thay vào đó, các nước quyết định đưa ra tiếng nói chung (ngoại trừ vùng lãnh thổ Đài Loan) nhằm phản đối Trung Quốc thông qua ASEAN liên quan vấn đề Biển Đông như Bộ quy tắc ứng xử.

Ngoài ra, các nước cũng thảo luận với nhau về vấn đề Biển Đông ở cấp độ song phương. Điều này được thể hiện qua các tuyên bố ngoại giao-chính trị nhằm duy trì cách tiếp cận mang tính đồng bộ của ASEAN, dù các nước chưa thực sự đoàn kết.

Đến nay đã có ít nhất ba lần các thành viên của ASEAN không thể đưa ra lập trường đồng thuận đối với vấn đề Biển Đông; năm 2012, Campuchia rõ ràng không chịu được sức ép từ phía Trung Quốc để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung vào cuối Hội nghị cấp cao ASEAN bất chấp nhiều quốc gia thành viên kiên quyết nêu lên vấn đề bãi cạn Scarborough.

Vào tháng 6/2016, trước thời điểm phán quyết của Tòa trọng tài được đưa ra, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết của tòa.

[Tầm quan trọng của UNCLOS trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông]

Một lần khác vào năm 2017, các nước thành viên ASEAN đã không thể thống nhất trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Manila khi Tổng thống Duterte trong vai trò Chủ tịch ASEAN đã đảm bảo với các nước thành viên khác rằng Bộ quy tắc ứng xử có thể sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2017; tuy nhiên có những hoài nghi xung quanh tính chất pháp lý của Bộ quy tắc ứng xử nhằm ngăn chặn các “hành động đơn phương” bởi một cam kết trước đó nhằm tuân thủ các nguyên tắc luật lệ đã bị các nước phớt lờ.

Ở cấp độ cá thể từng quốc gia, Malaysia luôn ưu tiên đường lối quan hệ mềm mỏng với Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông.

Cách tiếp cận của cựu Thủ tướng Najib Razak thể hiện qua các “sáng kiến trong ngoại giao, kinh tế, pháp luật và an ninh nhằm đảm bảo lợi ích của Malaysia với tư cách là một bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời thận trọng để tránh làm sứt mẻ quan hệ song phương với Trung Quốc.”

Học giả Ấn Độ: Việt Nam có lập trường kiên định về phán quyết của PCA ảnh 2 Trạm dịch vụ kinh tế - Khoa học kỹ thuật Quế Đường DK1/8. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Điều này được nhìn nhận như một “nước đi an toàn,” nhưng đồng thời Malaysia cũng kết hợp những công cụ đa phương và coi ASEAN như một bên trung gian có đủ tầm ảnh hưởng nhằm hòa giải những xung đột.

Trong bối cảnh đó, Malaysia luôn ủng hộ lập trường chung của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông và thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN-Trung Quốc.

Nhưng trong thời gian gần đây, sự hung hăng có chiều hướng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, một loạt những sự việc liên quan đến việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia do các tàu tuyền duyên Trung Quốc và cả sự việc mới nhất liên quan đến việc không quân Trung Quốc xâm phạm vào lãnh thổ Malaysia buộc không quân nước này phải huy động máy bay chiến đấu, tất cả đã góp phần dẫn đến tâm lý chỉ trích đối với Trung Quốc.

Đảng đối lập Pakatan Harapan của Malaysia đã kêu gọi một kết hoạch hành động rõ ràng cùng biện pháp đáp trả cứng rắn từ chính quyền của đảng Perikatan Nasional vốn đang suy yếu về quyền lực.

Brunei, với tư cách là Chủ tịch ASEAN đã tuyên bố nước này tin tưởng rằng việc tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về luật biển UNCLOS 1982 sẽ giúp giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông và Brunei sẽ thúc đẩy cơ chế song phương nhằm giải quyết xung đột và nhấn mạnh tầm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc.

Điều này phù hợp với cách tiếp cận của ASEAN nhằm theo đuổi một biện pháp tổng thể nhằm giải quyết xung đột về lãnh thổ cùng các vấn đề tranh cãi khác với Trung Quốc.

Việt Nam luôn thể hiện sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa trọng tài PCA trong vụ kiện của Philippines và thúc đẩy các bên tranh chấp đồng thuận với kết quả ấy.

Trong các tuyên bố ngoại giao, Việt Nam luôn bày tỏ quan điểm đồng thuận với thẩm quyền của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines và phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài có tính ràng buộc, đồng thời Việt Nam ủng hộ việc giải quyết xung đột một cách hòa bình thông qua các biện pháp ngoại giao và pháp lý.

Có ít nhất 2 lý do cho cách tiếp cận này của Việt Nam; đầu tiên, Việt Nam hy vọng rằng phán quyết của Tòa trọng tài sẽ giúp Việt Nam thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí ngoài trên Biển Đông tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và có tranh chấp với Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam không muốn Trung Quốc triển khai quân đội tại khu vực này.

Từ sau phán quyết của Tòa trọng tài đối với Philippines năm 2016, Việt Nam đã kiên định theo đuổi đường lối đối ngoại và các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết những xung đột với Trung Quốc và các bên khác tại Biển Đông.

Trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã thể hiện được sự dứt khoát và tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26/6/2020, Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về vấn đề “cải tạo đảo, các diễn biến gần đây và những sự việc nghiêm trọng” dẫn tới sói mòn lòng lòng tin, gia tăng căng thẳng và làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.”

Việt Nam tập trung vào xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, điều này chỉ có thể đạt được khi các bên kiếm chề trong hoạt động. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục