Tại phiên họp này, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào dự thảo Kế hoạchcông tác giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cửđại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; nghe kết quả Hội nghịhiệp thương lần thứ nhất; tình hình công tác bầu cử từ phiên họp thứ nhất củaHội đồng bầu cử đến hết tháng 2/2011; nghe 3 tiểu ban giúp việc Hội đồng bầu cửbáo cáo kế hoạch triển khai hoạt động.
Kế hoạch công tác giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vàbầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 nêu rõ mục đích củaviệc giám sát, kiểm tra để đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vàbầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiếtkiệm, bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân.
Nội dung giám sát, kiểm tra tập trung vào việc triển khai Chỉ thị của BộChính trị về bầu cử và các văn bản có liên quan; các văn bản ban hành để phục vụbầu cử; việc lập và triển khai kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử. Hình thức giám sát,kiểm tra gồm nghe và cho ý kiến về công tác bầu cử và thành lập các Đoàn giámsát, kiểm tra bầu cử.
Trên cơ sở những nội dung giám sát, kiểm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vàHội đồng Bầu cử tổ chức thành lập các Đoàn giám sát, kiểm tra các địa phương doChủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng Bầu cử hoặc thành viên Ủy banThường vụ Quốc hội làm trưởng đoàn. Dự kiến chia thành 3 đợt, mỗi đoàn giám sáttại 2 hoặc 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đợt 1 dự kiến từ ngày 7/3đến ngày 18/3/2011; đợt 2 từ ngày 14/4 đến 19/4/2011; đợt 3 từ ngày 2 đến ngày20/5/2011.
Hội đồng bầu cử đã thành lập 3 Tiểu ban giúp việc, gồm Tiểu ban chỉ đạo côngtác đảm bảo an ninh, trật tự-an toàn xã hội trong công tác bầu cử; Tiểu banchỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử; Tiểu ban tuyên truyềnvề bầu cử. Các Tiểu ban đã họp xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai cáchoạt động của Tiểu ban.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu nhất trí đánh giá tiến độ triển khai côngtác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấpnhiệm kỳ 2011-2016 được đảm bảo theo đúng dự kiến, trình tự thủ tục, đúng phápluật; cơ bản nhất trí với Kế hoạch công tác giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử cũngnhư những nội dung công việc của các Tiểu ban đã báo cáo, các đại biểu đề nghịhoạt động của các Đoàn giám sát cần có sự bàn thảo, phối hợp, điều hòa để nộidung giám sát thiết thực, hiệp quả, tránh chồng chéo gây lãng phí, phiền hà chođịa phương.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng việctuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấpcần thiết thực, gắn với cuộc sống hàng ngày.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đề nghị bổ sungthêm phương thức tuyên truyền miệng tại các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoànthể, giúp cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và đầy đủ về nội dung, ý nghĩa cũngnhư quyền và trách nhiệm của công dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồngNhân dân các cấp...
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam VũTrọng Kim kiến nghị công tác đảm bảo an ninh, trật tự -an toàn xã hội trongcông tác bầu cử cần huy động sự góp sức của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổchức đoàn thể.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọnghoan nghênh các bộ phận chuyên môn, các Tiểu ban, cơ quan hữu quan, địaphương... đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Thời gian triển khai hơn 1 tháng, nhìn chung, mọi công việc về bầu cử làmđúng luật, đảm bảo tiến độ thời gian, nhiều công việc thực hiện có chất lượngtốt. Trên cơ sở phát huy những kết quả đã làm được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn PhúTrọng đề nghị trong các bước tiếp theo cần triển khai theo tinh thần đúng Luật,văn bản của Đảng và Nhà nước, chặt chẽ, tuyệt đối an toàn và dân chủ.
Về công tác nhân sự, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặttrận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức Hội nghị hiệpthương lần thứ nhất để thỏa thuận thống nhất cơ bản về cơ cấu, thành phần, sốlượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được bầulàm đại biểu Quốc hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tập trung làm tốt công tác nhân sự trên tinh thầnchuẩn bị dân chủ, đúng luật, đảm bảo số dư nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn và chấtlượng đại biểu; xem xét đề nghị điều chỉnh về cấu, thành phần đại biểu của mộtsố địa phương, đơn vị trên cơ sở đảm bảo đảm cơ cấu, số lượng đại biểu đã thốngnhất.
Nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền trong cuộc bầu cử lầnnày, Tổng Bí thư-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị công tác thông tintuyên truyền phải góp phần làm cho mọi người thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọngcủa cuộc bầu cử, động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ýthức tự giác tham gia bầu cử để lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu về đức,tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dântham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Công tác tuyên truyền giúp cử tri cả nước nắm vững những nội dung chủ yếu củaLuật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử, ứng cử; các quy định vềtiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, giúp cử tri có cơ sởđể lựa chọn và bầu được những người có đủ tiêu chuẩn tham gia vào Quốc hội khóaXIII và Hội đồng nhân dân các cấp.
Tán thành với kế hoạch công tác giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, TổngBí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị xác định rõ nội dung tronghoạt động kiểm tra giám sát; có sự phối hợp, điều hòa để hoạt động này thiếtthực, không bị chồng chéo gây lãng phí; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cuộc bầucử biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.../.