Trong hai ngày 19-20/8, Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội nhằm thảo luận và thông qua các chiến lược, lộ trình và chương trình hành động mới, qua đó xác định một thế hệ mới những nhiệm vụ hợp tác trong nhiều lĩnh vực và khu vực ưu tiên tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Hội nghị cũng rà soát và tiếp tục hướng dẫn chuẩn bị khuôn khổ chiến lược dài hạn tiếp theo cho Tiểu vùng sông Mekong mở rộng cũng như xử lý các vấn đề quan ngại, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển các hành lang kinh tế.
Các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Hội nghị sẽ đưa ra các định hướng chung nhằm chuẩn bị cho khuôn khổ chiến lược mới, bao gồm các nội dung hành lang giao thông, hỗ trợ thương mại và giao thông, phát triển đường sắt, lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.
Trong suốt hội nghị, các quan chức chính phủ cũng sẽ bàn về các biện pháp nhằm củng cố cơ sở hạ tầng vật chất, chính thức hóa các giao dịch và chi phí giao thông xuyên biên giới, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Kể từ năm 1992, sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các đối tác phát triển khác.
Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong; các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa. Việc tăng cường kết nối giữa các quốc gia trên dòng sông Mekong là chìa khóa dẫn đến tiến bộ về xã hội và kinh tế trong khu vực.
ADB đang hỗ trợ các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong thông qua xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, bến cảng, các cơ sở sản xuất điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, hỗ trợ tăng cường cho các "lĩnh vực mềm," bao gồm các thỏa thuận về thương mại và giao thông./.
Hội nghị cũng rà soát và tiếp tục hướng dẫn chuẩn bị khuôn khổ chiến lược dài hạn tiếp theo cho Tiểu vùng sông Mekong mở rộng cũng như xử lý các vấn đề quan ngại, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển các hành lang kinh tế.
Các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Hội nghị sẽ đưa ra các định hướng chung nhằm chuẩn bị cho khuôn khổ chiến lược mới, bao gồm các nội dung hành lang giao thông, hỗ trợ thương mại và giao thông, phát triển đường sắt, lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.
Trong suốt hội nghị, các quan chức chính phủ cũng sẽ bàn về các biện pháp nhằm củng cố cơ sở hạ tầng vật chất, chính thức hóa các giao dịch và chi phí giao thông xuyên biên giới, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Kể từ năm 1992, sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các đối tác phát triển khác.
Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong; các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa. Việc tăng cường kết nối giữa các quốc gia trên dòng sông Mekong là chìa khóa dẫn đến tiến bộ về xã hội và kinh tế trong khu vực.
ADB đang hỗ trợ các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong thông qua xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, bến cảng, các cơ sở sản xuất điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, hỗ trợ tăng cường cho các "lĩnh vực mềm," bao gồm các thỏa thuận về thương mại và giao thông./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)