Trong hai ngày 27, 28/9, Đại học Kinh tế-Luật (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Ngoại Thương (FTU) phối hợp cùng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) tổ chức Hội nghị các nhà kinh tế Việt Nam (VEAM) lần thứ 4.
Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho các trường đại học Việt Nam, các trường quản lý và kinh tế, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận những lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng của cộng đồng các nhà kinh tế Việt Nam trên toàn thế giới.
Với 44 bài tham luận được gửi tới hội nghị, các giáo sư, giảng viên, nghiên cứu sinh đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Sinhgapore, Ấn Độ, Australia, Thái Lan... đã tập trung thảo luận và phân tích các vấn đề như "Tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế - phân tích nguyên nhân và hệ quả tại Việt Nam;" "Phát triển kinh tế dưới góc độ cải cách và hội nhập quốc tế - Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam;" "Tác động của tăng trưởng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam;" "Quá trình cổ phần hóa trong nền kinh tế chuyển đổi- Trường hợp của Việt Nam…"
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Luân, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua bốn lần tổ chức hội nghị, VEAM đã tạo dựng mạng lưới liên kết các nhà nghiên cứu, giảng viên kinh tế trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam và nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Nhiều ý tưởng, dự án nghiên cứu và hợp tác kinh tế đã và đang được hình thành giữa các nhóm nghiên cứu năng động của Việt Nam.
Thông qua hội nghị, các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế trong và ngoài nước sẽ có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo./.
Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho các trường đại học Việt Nam, các trường quản lý và kinh tế, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận những lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng của cộng đồng các nhà kinh tế Việt Nam trên toàn thế giới.
Với 44 bài tham luận được gửi tới hội nghị, các giáo sư, giảng viên, nghiên cứu sinh đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Sinhgapore, Ấn Độ, Australia, Thái Lan... đã tập trung thảo luận và phân tích các vấn đề như "Tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế - phân tích nguyên nhân và hệ quả tại Việt Nam;" "Phát triển kinh tế dưới góc độ cải cách và hội nhập quốc tế - Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam;" "Tác động của tăng trưởng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam;" "Quá trình cổ phần hóa trong nền kinh tế chuyển đổi- Trường hợp của Việt Nam…"
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Luân, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua bốn lần tổ chức hội nghị, VEAM đã tạo dựng mạng lưới liên kết các nhà nghiên cứu, giảng viên kinh tế trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam và nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Nhiều ý tưởng, dự án nghiên cứu và hợp tác kinh tế đã và đang được hình thành giữa các nhóm nghiên cứu năng động của Việt Nam.
Thông qua hội nghị, các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế trong và ngoài nước sẽ có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)