Ngày 10/1, tại thành phố Cần Thơ, Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ và Dự án Nghiên cứu lập pháp Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tổ chức chính quyền địa phương - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam.”
Đây là Hội thảo đầu tiên tổ chức tại khu vực các tỉnh thành phía Nam nhằm trưng cầu ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân về Chương quy định về tổ chức chính quyền địa phương kể từ khi Quốc Hội ra Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội thảo đã tập trung làm rõ 4 nội dung lớn trong Chương quy định về chính quyền địa phương của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi đặt ra. Đó là các vấn đề về vai trò, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của tổ chức chính quyền địa phương; mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương, sự phân cấp quản lý, quản lý chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn sao cho đạt hiệu quả cao; chính quyền địa phương sẽ tổ chức và hoạt động theo mô hình nào trong tương lai; cơ chế hình thành chính quyền địa phương, trong đó làm rõ vai trò Hội đồng Nhân dân các cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương trên thế giới và kinh nghiệm tổ chức ở một số nước Đông Nam Á. Có nhiều mô hình về quyền lực Nhà nước Trung ương và có những mô hình phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương mang tính gợi mở cho những nội dung quan trọng của hội thảo…
Xuất phát từ tình hình thực tế của Việt Nam, các đại biểu đã làm rõ các nội dung yêu cầu của Hội thảo đặt ra đồng thời đề xuất nhiều ý kiến bổ sung nhiều vấn đề quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện về thể chế và nguyên tắc về phân cấp quản lý chính quyền địa phương; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng: chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân nên quy định rõ hơn; vai trò, vị trí của Hội đồng Nhân dân các cấp trong hệ thống chính trị và trong bộ máy chính quyền địa phương cần được xác định rõ. Để công tác quản lý phát huy được tính năng động, sáng tạo và hiệu quả cũng như giải quyết cơ bản các bất cập tồn tại, chính quyền địa phương cần được phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vị lĩnh vực được phân cấp, phân quyền theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Hội thảo diễn ra đến hết ngày 11/1./.
Đây là Hội thảo đầu tiên tổ chức tại khu vực các tỉnh thành phía Nam nhằm trưng cầu ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân về Chương quy định về tổ chức chính quyền địa phương kể từ khi Quốc Hội ra Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hội thảo đã tập trung làm rõ 4 nội dung lớn trong Chương quy định về chính quyền địa phương của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi đặt ra. Đó là các vấn đề về vai trò, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của tổ chức chính quyền địa phương; mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương, sự phân cấp quản lý, quản lý chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn sao cho đạt hiệu quả cao; chính quyền địa phương sẽ tổ chức và hoạt động theo mô hình nào trong tương lai; cơ chế hình thành chính quyền địa phương, trong đó làm rõ vai trò Hội đồng Nhân dân các cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương trên thế giới và kinh nghiệm tổ chức ở một số nước Đông Nam Á. Có nhiều mô hình về quyền lực Nhà nước Trung ương và có những mô hình phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương mang tính gợi mở cho những nội dung quan trọng của hội thảo…
Xuất phát từ tình hình thực tế của Việt Nam, các đại biểu đã làm rõ các nội dung yêu cầu của Hội thảo đặt ra đồng thời đề xuất nhiều ý kiến bổ sung nhiều vấn đề quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện về thể chế và nguyên tắc về phân cấp quản lý chính quyền địa phương; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng: chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân nên quy định rõ hơn; vai trò, vị trí của Hội đồng Nhân dân các cấp trong hệ thống chính trị và trong bộ máy chính quyền địa phương cần được xác định rõ. Để công tác quản lý phát huy được tính năng động, sáng tạo và hiệu quả cũng như giải quyết cơ bản các bất cập tồn tại, chính quyền địa phương cần được phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vị lĩnh vực được phân cấp, phân quyền theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Hội thảo diễn ra đến hết ngày 11/1./.
Trần Khánh Linh (TTXVN)