Ngày 29/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Đan Mạch và Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Quyền trẻ em và chương trình phòng chống xâm hại tình dục trẻ em."
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Phạm Ngạc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đan Mạch bày tỏ sự cảm ơn Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay.
Cho biết đây là chương trình đánh dấu sự hợp tác đầu tiên của hai Hội hữu nghị, ông Phạm Ngạc khẳng định, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm tới trẻ em. Dù trong thời kỳ chiến tranh ác liệt trước đây hay hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước vẫn giành ưu tiên tốt nhất cho trẻ em. Việt Nam đã sớm tham gia vận động tại Liên hợp quốc để soạn thảo Công ước về Quyền trẻ em, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này.
Tại hội thảo, đông đảo các chuyên gia Việt Nam và Đan Mạch đã có những tham luận về hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; về thực tế triển khai chương trình "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em;" hướng dẫn phương pháp giảng dạy chương trình "tâm lý;" nêu khả năng hợp tác giữa Đan Mạch và Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ...
Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam (DVA) hoạt động ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1979, khi DVA bắt đầu hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh qua phong trào "Quyên góp thiết bị y tế cho Việt Nam."
Bắt đầu tư năm 2005, Hội DVA hợp tác chính thức với Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các dự án như: "Mái ấm Hoa hồng nhỏ," "Vì sự sống còn trẻ em tại các tỉnh phía Nam Việt Nam;" dự án "Hội nhập nghề nghiệp, xã hội cho trẻ nam từ 16-18 tuổi."
Các dự án này nhằm chăm sóc, giáo dục, phục hồi tâm lý, sức khỏe cho trẻ em gái; xây dựng năng lực cho cán bộ quản lý; cải thiện kiến thức, thái độ và hành vi lành mạnh ở trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt; triển khai hệ thống chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS từ cộng đồng...
Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đan Mạch Phạm Ngạc cho rằng, với kinh nghiệm hoạt động ở các tỉnh khu vực phía Nam, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong nỗ lực chăm sóc bồi dưỡng thế hệ tương lai. hội thảo còn là dịp phát động chương trình phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại khu vực miền Bắc Việt Nam./.
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Phạm Ngạc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đan Mạch bày tỏ sự cảm ơn Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay.
Cho biết đây là chương trình đánh dấu sự hợp tác đầu tiên của hai Hội hữu nghị, ông Phạm Ngạc khẳng định, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm tới trẻ em. Dù trong thời kỳ chiến tranh ác liệt trước đây hay hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước vẫn giành ưu tiên tốt nhất cho trẻ em. Việt Nam đã sớm tham gia vận động tại Liên hợp quốc để soạn thảo Công ước về Quyền trẻ em, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này.
Tại hội thảo, đông đảo các chuyên gia Việt Nam và Đan Mạch đã có những tham luận về hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; về thực tế triển khai chương trình "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em;" hướng dẫn phương pháp giảng dạy chương trình "tâm lý;" nêu khả năng hợp tác giữa Đan Mạch và Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ...
Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam (DVA) hoạt động ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1979, khi DVA bắt đầu hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh qua phong trào "Quyên góp thiết bị y tế cho Việt Nam."
Bắt đầu tư năm 2005, Hội DVA hợp tác chính thức với Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các dự án như: "Mái ấm Hoa hồng nhỏ," "Vì sự sống còn trẻ em tại các tỉnh phía Nam Việt Nam;" dự án "Hội nhập nghề nghiệp, xã hội cho trẻ nam từ 16-18 tuổi."
Các dự án này nhằm chăm sóc, giáo dục, phục hồi tâm lý, sức khỏe cho trẻ em gái; xây dựng năng lực cho cán bộ quản lý; cải thiện kiến thức, thái độ và hành vi lành mạnh ở trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt; triển khai hệ thống chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS từ cộng đồng...
Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đan Mạch Phạm Ngạc cho rằng, với kinh nghiệm hoạt động ở các tỉnh khu vực phía Nam, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong nỗ lực chăm sóc bồi dưỡng thế hệ tương lai. hội thảo còn là dịp phát động chương trình phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại khu vực miền Bắc Việt Nam./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)