Đại lễ Phật giáo diễn ra từ ngày 27/7 đến 2/8 với hai hoạt động lớn là lễrước Long vị vua Lý Thái Tổ từ đền Đô-Bắc Ninh về Hà Nội và Đại lễ cầu antrong ba ngày tại Hoàng Thành Thăng Long.
Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Thành hội Phật giáo Hà Nội đặcbiệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó cóvăn hóa Phật giáo.
Các cơ sở tự viện đã tăng cường phối hợp với chính quyền và đơn vị chức năngtrong công tác trùng tu , tôn tạo các di tích; tổ chức các lễ hội truyền thốngnhằm phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể, chào mừng Đại lễ.
Từ nayđến cuối năm, Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ xúc tiến sưu tầm tài liệu biên soạncuốn lịch sử Phật giáo Thủ đô.
Năm 2010, với tinh thần từ bi bác ái của đạo Phật, tăng ni Phật tử Thủ đô còntích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, quyên góp ủng hộcác Quỹ vì người nghèo, Quỹ nạn nhân chất độc da cam, tham gia cứu trợ đồng bàolũ lụt, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền, người già cô đơn, giađình chính sách, với tổng số tiền là 2,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Phật giáo Hà Nội tiếp tục duy trì trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi,tật nguyền, trẻ nhiễm HIV tại chùa Bồ Đề (Long Biên), trung tâm hỗ trợ nhữngngười nhiễm HIV/AIDS tại các chùa Pháp Vân (Hoàng Mai), Thanh Am (Long Biên),phòng khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân và Phật tử tại chùa Trăm Gian, lớphọc tình thương tại chùa Đông Cựu Đồi (Chương Mỹ).
Phật giáo Hà Nội hiện có tổng số 2.078 tăng ni, 2.059 tự viện và 29 Ban đại diệnPhật giáo quận, huyện, thị trực thuộc.
Thời gian qua, bằng tinh thần đoànkết-hòa hợp, phụng sự Đạo pháp, phụng sự dân tộc, Thành hội Phật giáo Hà Nội đãhướng dẫn tăng ni, Phật tử tại các tự viện thực hiện tốt chủ trương đường lốicủa Giáo hội, chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cựctham gia “Xây dựng chùa tinh tiến,” cùng nhân dân Thủ đô tham gia các phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,” “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh."/.