Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết tổng kinh phí Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011-2015 dự kiến là hơn 1.423 tỷ đồng để triển khai 7 chương trình khuyến nông trên toàn quốc.
Từ nguồn kinh phí này, khuyến nông trồng trọt tiếp tục tập trung vào các cây trồng chủ lực, chuyển hướng theo định hướng sản xuất an toàn, các cây trồng đều phải theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình sản xuất cây trồng phải nằm trong quy hoạch vùng sản xuất và mang tính hàng hóa cao.
Đối với khuyến nông chăn nuôi, giai đoạn này hướng tới việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt, đàn lợn, đàn gia cầm, đồng thời đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Các chương trình về khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công cũng được chú trọng đầu tư.
Trong giai đoạn này, chương trình khuyến lâm sẽ chuyển giao 14 loại tiến bộ kỹ thuật, dự kiến xây dựng 21.500ha mô hình rừng trình diễn. Mạng lưới nghiên cứu-đào tạo-khuyến lâm với các doanh nghiệp được thiết lập, cùng với chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức khuyến lâm tự nguyện...
Chương trình cũng chú trọng tới thông tin tuyên truyền và công tác đào tạo huấn luyện nhằm phổ biến sâu rộng những tiến bộ kỹ thuật, các mô hình làm ăn hiệu quả tới người dân. Bên cạnh đó, chương trình chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông; đào tạo năng lực cho hệ thống khuyến nông về hỗ trợ và nâng cao chuỗi giá trị nông sản, bảo quản chế biến, tiếp cận thị trường và quản lý nông trại.
Trên cơ sở đó, chương trình huy động tối đa mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia công tác khuyến nông, cung cấp các dịch vụ khuyến nông chất lượng cao tới người sản xuất.../.
Từ nguồn kinh phí này, khuyến nông trồng trọt tiếp tục tập trung vào các cây trồng chủ lực, chuyển hướng theo định hướng sản xuất an toàn, các cây trồng đều phải theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình sản xuất cây trồng phải nằm trong quy hoạch vùng sản xuất và mang tính hàng hóa cao.
Đối với khuyến nông chăn nuôi, giai đoạn này hướng tới việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt, đàn lợn, đàn gia cầm, đồng thời đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Các chương trình về khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công cũng được chú trọng đầu tư.
Trong giai đoạn này, chương trình khuyến lâm sẽ chuyển giao 14 loại tiến bộ kỹ thuật, dự kiến xây dựng 21.500ha mô hình rừng trình diễn. Mạng lưới nghiên cứu-đào tạo-khuyến lâm với các doanh nghiệp được thiết lập, cùng với chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức khuyến lâm tự nguyện...
Chương trình cũng chú trọng tới thông tin tuyên truyền và công tác đào tạo huấn luyện nhằm phổ biến sâu rộng những tiến bộ kỹ thuật, các mô hình làm ăn hiệu quả tới người dân. Bên cạnh đó, chương trình chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông; đào tạo năng lực cho hệ thống khuyến nông về hỗ trợ và nâng cao chuỗi giá trị nông sản, bảo quản chế biến, tiếp cận thị trường và quản lý nông trại.
Trên cơ sở đó, chương trình huy động tối đa mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia công tác khuyến nông, cung cấp các dịch vụ khuyến nông chất lượng cao tới người sản xuất.../.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)