Theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, do ảnh hưởng của thời tiết, hiện có hơn 60.000ha lúa hè thu của nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị các loại sâu bệnh tấn công.
Đặc biệt, do khô hạn đang xảy ra trên diện rộng nên cây lúa phát triển chậm và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh cho lúa hè thu đã gieo sạ.
Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) khuyến cáo các hộ nông dân cần tiết kiệm nước cho lúa. Riêng đối với những vùng khan hiếm nước nên chọn những con nước nhỏ để bơm lên ướt gốc lúa; không nên bơm nước nhiều cây lúa sẽ nóng khó phát triển.
Ngoài ra, nông dân cần thường xuyên thăm đồng theo dõi các loại sâu bệnh tấn công lúa để có biện pháp phòng trị kịp thời; đặc biệt, cần bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ để giữ độ ẩm cao quanh gốc lúa.
Hiện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo sạ được gần 500.000ha lúa Hè Thu trong tổng số kế hoạch gieo sạ 1,5 triệu hécta. Diện tích gieo sạ tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang./.
Đặc biệt, do khô hạn đang xảy ra trên diện rộng nên cây lúa phát triển chậm và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh cho lúa hè thu đã gieo sạ.
Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) khuyến cáo các hộ nông dân cần tiết kiệm nước cho lúa. Riêng đối với những vùng khan hiếm nước nên chọn những con nước nhỏ để bơm lên ướt gốc lúa; không nên bơm nước nhiều cây lúa sẽ nóng khó phát triển.
Ngoài ra, nông dân cần thường xuyên thăm đồng theo dõi các loại sâu bệnh tấn công lúa để có biện pháp phòng trị kịp thời; đặc biệt, cần bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ để giữ độ ẩm cao quanh gốc lúa.
Hiện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo sạ được gần 500.000ha lúa Hè Thu trong tổng số kế hoạch gieo sạ 1,5 triệu hécta. Diện tích gieo sạ tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang./.
Công Trí (Vietnam+)