Qua rà soát của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn có tất cả 47 chợ trước và sau khi thành lập tỉnh năm 2004, vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách địa phương và Trung ương.
Trong đó có 41 chợ sau khi xây dựng xong, đã bị bỏ hoang, không họp chợ, không hoạt động buôn bán dẫn đến các công trình, hạng mục của chợ ngày càng xuống cấp, hư hại, lãnh phí hàng tỷ đồng.
41 chợ này được sếp vào loại 3, được xây dựng chủ yếu ở các xã trên toàn tỉnh. Sau khi hoàn thành hầu như các chợ hoạt động đều kém hiệu quả. Trong đó, 7 chợ (Quảng Trực, Thuận Tiến, Quảng Phú, Đắk Ru, Trường Xuân, Đắk Mol-Đắk Hòa) không hoạt động. Các chợ này điều được xây dựng từ nguồn vốn của trung ương 135 và vốn của địa phương với kinh phí mỗi chợ từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
Hầu hết các dự án chợ xây dựng đều giao cho Ủy ban Nhân dân huyện làm chủ đầu tư. Hiện nay không chỉ riêng chợ 135 mà các chợ thuộc dự án kinh phí của huyện đều có chung tình trạng hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện, nước… vẫn còn sơ sài, chưa đảm bảo an toàn cần thiết. Nên sau khi các công trình được hoàn thành người dân không vào buôn bán dẫn tới hậu quả chợ không hoạt động.
Qua thực thực trạng đó, một số địa phương thấy sự lãng phí, bỏ hoang nên xin chuyển mục đích của dự án sang hoạt động xã hội khác như nhà văn hóa cộng đồng, trường học, trường mẫu giáo…
Trong khi đó các chợ có quy mô trên 200 hộ dân như tại trung tâm các huyện như Đắk R’lấp, Đắk Song, Cư Jút, Đắk Mil, thị xã Gia Nghĩa lại đang hoạt động quá tải, quỹ diện tích mở rộng nâng cấp gặp nhiều khó khăn. Hiện nay vấn đề đang gây bức xúc có chợ khang trang mà còn xuất hiện nhiều chợ tự phát như chợ Trường Xuân, Đắk Mol, Đắk Ru…mọc ngay bên cạnh chợ dự án, hay nằm nhếch nhắc vỉa hè đường quốc lộ.
Hầu hết các dự án chợ tại các địa phương xã không thu phí, chỉ thu các khoản hoạt động vệ sinh môi trường, tiền điện, tiền nước... thế nhưng các tiểu thương, người dân vẫn chưa mặn mà với các công trình chợ dự án.
Trước tình trạng nhiều chợ bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Tòng, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho biết, sau khi ra soát tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chợ hoạt động không có hiệu quả, bỏ hoang là do địa điểm xây dựng chợ không hợp lý, cách xa trung tâm khu dân cư, tâm lý người dân, cách điều hành,vận động của địa phương không dứt khoát nên người dân vẫn chưa ý thức được để vào chợ buôn bán.
Cùng với đó, tình trạng buôn bán tự phát ngoài lề đường vẫn tiếp diễn gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường. Đa số các địa phương chưa nắm cụ thể nhu cầu cần thiết xây dựng chợ của người dân, nên việc ngôi chợ hoàn thành trở thành cái đình làng. Nhiều ngôi chợ đã được xây ở các vị trí xa khu như chợ Đắk Ru khiến cho người dân chuyển buôn bán nơi mới.
Hậu quả hiện nay phần lớn các dự án xây dựng chưa có tính toán phương án, quyền lợi của người dân khi chuyển đổi vào vị trí mới. Việc bố trí xây chợ phải do chính quyền địa phương tại nơi xây dựng lập ra phương án sao cho có hiệu quả về sau. Đa số quá trình xây dựng vẫn chưa có sự liên kết giữa các cơ quan ban ngành, lấy ý kiến người dân…nên dẫn tới hiện nay nhiều dự án chợ bỏ hoang hoặc không hoạt động gây lãng phí ngân sách nhà nước./.
Trong đó có 41 chợ sau khi xây dựng xong, đã bị bỏ hoang, không họp chợ, không hoạt động buôn bán dẫn đến các công trình, hạng mục của chợ ngày càng xuống cấp, hư hại, lãnh phí hàng tỷ đồng.
41 chợ này được sếp vào loại 3, được xây dựng chủ yếu ở các xã trên toàn tỉnh. Sau khi hoàn thành hầu như các chợ hoạt động đều kém hiệu quả. Trong đó, 7 chợ (Quảng Trực, Thuận Tiến, Quảng Phú, Đắk Ru, Trường Xuân, Đắk Mol-Đắk Hòa) không hoạt động. Các chợ này điều được xây dựng từ nguồn vốn của trung ương 135 và vốn của địa phương với kinh phí mỗi chợ từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
Hầu hết các dự án chợ xây dựng đều giao cho Ủy ban Nhân dân huyện làm chủ đầu tư. Hiện nay không chỉ riêng chợ 135 mà các chợ thuộc dự án kinh phí của huyện đều có chung tình trạng hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện, nước… vẫn còn sơ sài, chưa đảm bảo an toàn cần thiết. Nên sau khi các công trình được hoàn thành người dân không vào buôn bán dẫn tới hậu quả chợ không hoạt động.
Qua thực thực trạng đó, một số địa phương thấy sự lãng phí, bỏ hoang nên xin chuyển mục đích của dự án sang hoạt động xã hội khác như nhà văn hóa cộng đồng, trường học, trường mẫu giáo…
Trong khi đó các chợ có quy mô trên 200 hộ dân như tại trung tâm các huyện như Đắk R’lấp, Đắk Song, Cư Jút, Đắk Mil, thị xã Gia Nghĩa lại đang hoạt động quá tải, quỹ diện tích mở rộng nâng cấp gặp nhiều khó khăn. Hiện nay vấn đề đang gây bức xúc có chợ khang trang mà còn xuất hiện nhiều chợ tự phát như chợ Trường Xuân, Đắk Mol, Đắk Ru…mọc ngay bên cạnh chợ dự án, hay nằm nhếch nhắc vỉa hè đường quốc lộ.
Hầu hết các dự án chợ tại các địa phương xã không thu phí, chỉ thu các khoản hoạt động vệ sinh môi trường, tiền điện, tiền nước... thế nhưng các tiểu thương, người dân vẫn chưa mặn mà với các công trình chợ dự án.
Trước tình trạng nhiều chợ bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Tòng, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho biết, sau khi ra soát tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chợ hoạt động không có hiệu quả, bỏ hoang là do địa điểm xây dựng chợ không hợp lý, cách xa trung tâm khu dân cư, tâm lý người dân, cách điều hành,vận động của địa phương không dứt khoát nên người dân vẫn chưa ý thức được để vào chợ buôn bán.
Cùng với đó, tình trạng buôn bán tự phát ngoài lề đường vẫn tiếp diễn gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường. Đa số các địa phương chưa nắm cụ thể nhu cầu cần thiết xây dựng chợ của người dân, nên việc ngôi chợ hoàn thành trở thành cái đình làng. Nhiều ngôi chợ đã được xây ở các vị trí xa khu như chợ Đắk Ru khiến cho người dân chuyển buôn bán nơi mới.
Hậu quả hiện nay phần lớn các dự án xây dựng chưa có tính toán phương án, quyền lợi của người dân khi chuyển đổi vào vị trí mới. Việc bố trí xây chợ phải do chính quyền địa phương tại nơi xây dựng lập ra phương án sao cho có hiệu quả về sau. Đa số quá trình xây dựng vẫn chưa có sự liên kết giữa các cơ quan ban ngành, lấy ý kiến người dân…nên dẫn tới hiện nay nhiều dự án chợ bỏ hoang hoặc không hoạt động gây lãng phí ngân sách nhà nước./.
K’GỬIH (TTXVN)