Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế Phan Tiến Dũng cho biết, Thừa Thiên-Huế hiện nằm trong nhóm đứng đầu về mức độ hấp dẫn du lịch của cả nước.
Đây là kết quả đánh giá lần đầu tiên (sẽ công bố trong tháng 12/2010) do các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu du lịch thuộc các lĩnh vực liên quan; theo các tiêu chí do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện.
Đến hết tháng 11/2010, Thừa Thiên-Huế đã đón gần 1,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch nước ngoài đến Huế tăng 7,9%.
Chỉ tính riêng lượng khách du lịch nước ngoài đến Huế qua cảng Chân Mây đạt hơn 20.000 lượt, tăng gấp 4 lần so với năm trước.
Các tàu du lịch cập cảng Chân Mây hạng sang, đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao như Queen Elizabeth II quốc tịch Anh; tàu du lịch Rhapsody of the seas của Hãng vận tải biển Royal Caribbean (Mỹ)... với nhiều dịch vụ phong phú. Mỗi chuyến tàu có khoảng 1.500 đến hơn 2.000 khách đến từ nhiều nước trên thế giới. Doanh thu du lịch của toàn ngành đạt 774 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ.
Ngoài hệ thống di tích cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế còn là vùng đất văn hóa, với hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền, trong đó, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy.
Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho Thừa Thiên-Huế.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
Hiện, Thừa Thiên-Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.
Phát huy những lợi thế nêu trên, Thừa Thiên-Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa-du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết phát triển với các tuyến du lịch của hành lang Đông-Tây và các điểm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng-Cố đô Huế-Hội An-Mỹ Sơn, hình thành nên "Con đường di sản miền Trung"./.
Đây là kết quả đánh giá lần đầu tiên (sẽ công bố trong tháng 12/2010) do các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu du lịch thuộc các lĩnh vực liên quan; theo các tiêu chí do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện.
Đến hết tháng 11/2010, Thừa Thiên-Huế đã đón gần 1,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch nước ngoài đến Huế tăng 7,9%.
Chỉ tính riêng lượng khách du lịch nước ngoài đến Huế qua cảng Chân Mây đạt hơn 20.000 lượt, tăng gấp 4 lần so với năm trước.
Các tàu du lịch cập cảng Chân Mây hạng sang, đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao như Queen Elizabeth II quốc tịch Anh; tàu du lịch Rhapsody of the seas của Hãng vận tải biển Royal Caribbean (Mỹ)... với nhiều dịch vụ phong phú. Mỗi chuyến tàu có khoảng 1.500 đến hơn 2.000 khách đến từ nhiều nước trên thế giới. Doanh thu du lịch của toàn ngành đạt 774 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ.
Ngoài hệ thống di tích cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế còn là vùng đất văn hóa, với hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền, trong đó, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy.
Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho Thừa Thiên-Huế.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
Hiện, Thừa Thiên-Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.
Phát huy những lợi thế nêu trên, Thừa Thiên-Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa-du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết phát triển với các tuyến du lịch của hành lang Đông-Tây và các điểm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng-Cố đô Huế-Hội An-Mỹ Sơn, hình thành nên "Con đường di sản miền Trung"./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)