Hungary có thể phải mất nhiều tháng để khôi phục lòng tin trên các thị trường tài chính sau khi giới chức nước này bắt đầu so sánh những khó khăn về tài chính của Hungary với cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp.
Trước việc lãi suất trái phiếu của Hungary tăng mạnh và đồng tiền chung châu Âu euro ngày 4/6 vừa qua đã xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua so với USD, một quan chức đảng cầm quyền Hungary đã cảnh báo rằng nước này có rất ít cơ hội để có thể tránh rơi vào "vết xe đổ" của Hy Lạp. Người phát ngôn của Thủ tướng Hungary cũng có chung nhận định như vậy.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc một số chính trị gia Hungary so sánh kinh tế nước này với Hy Lạp không chỉ vì nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp đang có nguy cơ hiện hữu ở Hungary mà còn do ảnh hưởng chính trị ở trong nước. Những so sánh này muốn ám chỉ chính phủ trung hữu mới của Hungary, mới nhậm chức ngày 29/5 vừa qua, khó có khả năng duy trì sự ổn định trên thị trường.
Các nhà kinh tế dự đoán chính phủ có thể sẽ phải rút lại những cam kết trước đây về cắt giảm thuế và lập kết hoạch cắt giảm mạnh chi tiêu hay cải cách kinh tế.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế tư nhân lại nhận định Hungary chưa thể trở thành "Hy Lạp thứ hai" do thâm hụt ngân sách và nợ công của nước này chưa cao. Họ cho rằng không giống Hy Lạp, nợ công của Hunggary năm ngoái chỉ khoảng 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kinh tế nước này đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng.
Dù sao, các quan chức Hungary cho biết chính phủ có thể đưa ra một "kế hoạch hành động kinh tế" vào cuối ngày 7/6 với quyết tâm vừa giảm thâm hụt ngân sách, vừa củng cố nền kinh tế.
Chính phủ Hungary đến nay mới chỉ tính đến kế hoạch giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, song sau những rối loạn trên thị trường tuần qua, Chính phủ Hungary nhiều khả năng phải gác lại kế hoạch này để tập trung vào cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách của Hungary năm 2009 là 4% GDP và được dự báo lên 5% năm nay. Một nhà kinh tế ở Công ty Aegon Securities cho rằng kế hoạch hành động của chính phủ cũng khó có thể làm dịu tình hình trên thị trường.
Ngày 7/6, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đến Hungary để chuẩn bị cho bản báo cáo đánh giá tình hinh kinh tế nước này, dự kiến công bố trong tháng Sáu này. EU trước đó đã cảnh báo Budapest về việc nước này đang mất dần lòng tin của các thị trường và hối thúc Hungary tăng cường củng cố tài chính.
Trong số gần 20 tỷ euro tín dụng mà IMF, EU và Ngân hàng Thế giới (WB) cấp cho nước này trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Hungary hiện vẫn còn trong tay khoảng 3,5 tỷ euro và có thể giành thêm 5 tỷ euro nữa nếu nước này và các đối tác cho vay đạt thỏa thuận cho vay mới sau khi có báo cáo đánh giá về thực trạng kinh tế Hungary./.
Trước việc lãi suất trái phiếu của Hungary tăng mạnh và đồng tiền chung châu Âu euro ngày 4/6 vừa qua đã xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua so với USD, một quan chức đảng cầm quyền Hungary đã cảnh báo rằng nước này có rất ít cơ hội để có thể tránh rơi vào "vết xe đổ" của Hy Lạp. Người phát ngôn của Thủ tướng Hungary cũng có chung nhận định như vậy.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc một số chính trị gia Hungary so sánh kinh tế nước này với Hy Lạp không chỉ vì nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp đang có nguy cơ hiện hữu ở Hungary mà còn do ảnh hưởng chính trị ở trong nước. Những so sánh này muốn ám chỉ chính phủ trung hữu mới của Hungary, mới nhậm chức ngày 29/5 vừa qua, khó có khả năng duy trì sự ổn định trên thị trường.
Các nhà kinh tế dự đoán chính phủ có thể sẽ phải rút lại những cam kết trước đây về cắt giảm thuế và lập kết hoạch cắt giảm mạnh chi tiêu hay cải cách kinh tế.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế tư nhân lại nhận định Hungary chưa thể trở thành "Hy Lạp thứ hai" do thâm hụt ngân sách và nợ công của nước này chưa cao. Họ cho rằng không giống Hy Lạp, nợ công của Hunggary năm ngoái chỉ khoảng 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kinh tế nước này đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng.
Dù sao, các quan chức Hungary cho biết chính phủ có thể đưa ra một "kế hoạch hành động kinh tế" vào cuối ngày 7/6 với quyết tâm vừa giảm thâm hụt ngân sách, vừa củng cố nền kinh tế.
Chính phủ Hungary đến nay mới chỉ tính đến kế hoạch giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, song sau những rối loạn trên thị trường tuần qua, Chính phủ Hungary nhiều khả năng phải gác lại kế hoạch này để tập trung vào cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách của Hungary năm 2009 là 4% GDP và được dự báo lên 5% năm nay. Một nhà kinh tế ở Công ty Aegon Securities cho rằng kế hoạch hành động của chính phủ cũng khó có thể làm dịu tình hình trên thị trường.
Ngày 7/6, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đến Hungary để chuẩn bị cho bản báo cáo đánh giá tình hinh kinh tế nước này, dự kiến công bố trong tháng Sáu này. EU trước đó đã cảnh báo Budapest về việc nước này đang mất dần lòng tin của các thị trường và hối thúc Hungary tăng cường củng cố tài chính.
Trong số gần 20 tỷ euro tín dụng mà IMF, EU và Ngân hàng Thế giới (WB) cấp cho nước này trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Hungary hiện vẫn còn trong tay khoảng 3,5 tỷ euro và có thể giành thêm 5 tỷ euro nữa nếu nước này và các đối tác cho vay đạt thỏa thuận cho vay mới sau khi có báo cáo đánh giá về thực trạng kinh tế Hungary./.
(TTXVN/Vietnam+)