Ngày 9/10, toàn bộ dân làng Kolontar, nằm gần bể chứa chất thải công nghiệp bị hư hại của nhà máy sản xuất nhôm Ajkai Timfolgyar đã khiến bùn đỏ alumina tràn ra môi trường hồi đầu tuần này, đang được sơ tán do những lo ngại về con đập bể chứa này gặp sự cố.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn cho các đội xử lý thảm họa của Hungary Tibor Dobson cho biết, con đập của phần bể chứa bị hư hại đã trở nên yếu hơn và các đội xử lý thảm họa đã quyết định sơ tán 800 người khỏi làng Kolontar và sẵn sàng sơ tán làng Devecser ở gần đó nếu thấy cần thiết.
Trước đó, ngày 8/10, nhà chức trách Hungary cho biết mức độ ô nhiễm do dòng bùn đỏ, hậu quả của vụ nổ bể chứa chất thải nói trên, gây ra, đã giảm bớt ở sông Danube và không có nguy cơ lớn về một thảm hoạ sinh thái và môi trường đối với con sông lớn thứ hai ở châu Âu này.
Bộ trưởng Nội vụ Hungary Sandor Pinter khẳng định hiện chưa có dấu hiệu cho thấy dòng bùn đỏ độc hại ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch cũng như thực phẩm tại đây vẫn an toàn.
Theo ông Tibor Dobson, hiện nồng độ kiềm trong nước sông Danube vào khoảng 8 độ pH, là mức "bình thường", giảm so với mức gần 9 độ pH khi dòng bùn đỏ tràn ra dòng sông này hôm 7/10 vừa qua.
Ngày 5/10, Hungary đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại ba hạt sau khi bùn đỏ độc hại của nhà máy sản xuất nhôm gặp sự cố ngày 4/10 nói trên tràn ra ba làng nằm cách Budapest 160km về phía Tây, khiến 7 người thiệt mạng và khoảng 150 người bị thương.
Vẫn chưa có tính toán về thiệt hại tài chính của vụ tràn bùn đỏ độc hại - một loại chất thải trong quá trình tinh luyện bôxít có khả năng ăn da cao - ra khu vực có diện tích từ 800-1.000 ha nói trên. Nguyên nhân của sự cố này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, mọi sự sống tại con sông Máccan ở gần đó, con sông bị bùn đỏ tấn công đầu tiên, đã không còn.
Hãng thông tấn quốc gia MTI đưa tin, sáng 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đích thân tới thị sát khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa bùn đỏ.
Trong nỗ lực chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ủng hộ các nước thành viên đang gặp khó khăn, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo một sĩ quan liên lạc, thuộc Trung tâm giám sát và thông tin (MIC) của EC, đã tới Hungary để điều phối công việc của đội chuyên gia xử lý ô nhiễm môi trường đến từ các nước thành viên EU. Danh sách đội chuyên gia này hiện đang được nhà cầm quyền Hungary lựa chọn.
Sau khi Hungary đề nghị được giúp đỡ thông qua Cơ chế bảo vệ công dân của EU đêm 8/10, yêu cầu cử một nhóm chuyên gia từ 3-5 người có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề ô nhiễm đến nước này để giúp ngăn chặn dòng bùn đỏ độc hại, khử độc và giảm nhẹ tác hại đối với môi trường, MIC đã nhận được nhiều đề xuất từ các nước thành viên và các nước tham gia Cơ chế bảo vệ công dân.
Những đề xuất này đang được nhà cầm quyền Hungary phân tích, để lựa chọn những chuyên gia có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu tại hiện trường.
Sau khi tới Hungary, viên sĩ quan liên lạc của MIC có nhiệm vụ chuẩn bị cho việc đón đoàn chuyên gia, lên kế hoạch và phối hợp chặt chẽ các hoạt động của đoàn với nhà chức trách Hungary, và sẽ là kênh thông tin giữa MIC, các chuyên gia và nhà chức trách Hungary./.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn cho các đội xử lý thảm họa của Hungary Tibor Dobson cho biết, con đập của phần bể chứa bị hư hại đã trở nên yếu hơn và các đội xử lý thảm họa đã quyết định sơ tán 800 người khỏi làng Kolontar và sẵn sàng sơ tán làng Devecser ở gần đó nếu thấy cần thiết.
Trước đó, ngày 8/10, nhà chức trách Hungary cho biết mức độ ô nhiễm do dòng bùn đỏ, hậu quả của vụ nổ bể chứa chất thải nói trên, gây ra, đã giảm bớt ở sông Danube và không có nguy cơ lớn về một thảm hoạ sinh thái và môi trường đối với con sông lớn thứ hai ở châu Âu này.
Bộ trưởng Nội vụ Hungary Sandor Pinter khẳng định hiện chưa có dấu hiệu cho thấy dòng bùn đỏ độc hại ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch cũng như thực phẩm tại đây vẫn an toàn.
Theo ông Tibor Dobson, hiện nồng độ kiềm trong nước sông Danube vào khoảng 8 độ pH, là mức "bình thường", giảm so với mức gần 9 độ pH khi dòng bùn đỏ tràn ra dòng sông này hôm 7/10 vừa qua.
Ngày 5/10, Hungary đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại ba hạt sau khi bùn đỏ độc hại của nhà máy sản xuất nhôm gặp sự cố ngày 4/10 nói trên tràn ra ba làng nằm cách Budapest 160km về phía Tây, khiến 7 người thiệt mạng và khoảng 150 người bị thương.
Vẫn chưa có tính toán về thiệt hại tài chính của vụ tràn bùn đỏ độc hại - một loại chất thải trong quá trình tinh luyện bôxít có khả năng ăn da cao - ra khu vực có diện tích từ 800-1.000 ha nói trên. Nguyên nhân của sự cố này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, mọi sự sống tại con sông Máccan ở gần đó, con sông bị bùn đỏ tấn công đầu tiên, đã không còn.
Hãng thông tấn quốc gia MTI đưa tin, sáng 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đích thân tới thị sát khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa bùn đỏ.
Trong nỗ lực chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ủng hộ các nước thành viên đang gặp khó khăn, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo một sĩ quan liên lạc, thuộc Trung tâm giám sát và thông tin (MIC) của EC, đã tới Hungary để điều phối công việc của đội chuyên gia xử lý ô nhiễm môi trường đến từ các nước thành viên EU. Danh sách đội chuyên gia này hiện đang được nhà cầm quyền Hungary lựa chọn.
Sau khi Hungary đề nghị được giúp đỡ thông qua Cơ chế bảo vệ công dân của EU đêm 8/10, yêu cầu cử một nhóm chuyên gia từ 3-5 người có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề ô nhiễm đến nước này để giúp ngăn chặn dòng bùn đỏ độc hại, khử độc và giảm nhẹ tác hại đối với môi trường, MIC đã nhận được nhiều đề xuất từ các nước thành viên và các nước tham gia Cơ chế bảo vệ công dân.
Những đề xuất này đang được nhà cầm quyền Hungary phân tích, để lựa chọn những chuyên gia có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu tại hiện trường.
Sau khi tới Hungary, viên sĩ quan liên lạc của MIC có nhiệm vụ chuẩn bị cho việc đón đoàn chuyên gia, lên kế hoạch và phối hợp chặt chẽ các hoạt động của đoàn với nhà chức trách Hungary, và sẽ là kênh thông tin giữa MIC, các chuyên gia và nhà chức trách Hungary./.
(TTXVN/Vietnam+)