Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao kết quả rà soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương đối với Đề án 30 trong thời gian qua đều đạt và vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao.
Đánh giá trên được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) với chủ đề “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững” diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội.
Năm nay, thay vì các “nút thắt” quen thuộc về nhân lực… các doanh nghiệp trong điều tra năm nay nhấn mạnh nhiều vào các giải pháp về điều hành như cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách việc soạn thảo và ban hành pháp luật.
Lạc quan về môi trường kinh doanh
Năm nay các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đặt khuyến nghị cải cách thủ tục hành chính lên hàng đầu, cho thấy họ thấy được những lợi ích to lớn và đang kỳ vọng nhiều vào nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Không có gì ngạc nhiên khi cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính được 227 doanh nghiệp tham gia điều tra môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2010 của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao nhất về mức độ cải cách.
Hiệu ứng trực tiếp từ Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính đã khiến gần 75% doanh nghiệp Việt Nam cảm nhận được sự cải thiện trong năm 2010. Đây là tỷ lệ rất cao so với khoảng 36,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng quan điểm.
Nếu nhìn vào kết quả khảo sát các doanh nghiệp thành viên của Diễn đàn doanh nghiệp về mức tác động của Đề án 30 tới việc gảm bớt gánh nặng hành chính mà doanh nghiệp đang tuân thủ, gần 55% doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình, gần 30% doanh nghiệp đánh gía cao tác động của Đề án này và gần 16% doanh nghiệp cho rằng tác động không đáng kể hoặc không có tác động.
Giới doanh nghiệp đang tiếp tục đánh giá cao môi trường kinh doanh Việt Nam so với lần khảo sát năm 2009. Với cảm nhận sáng sủa về triển vọng kinh doanh trong vòng 3 năm tới, 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đánh giá riêng năm 2011, điểm mà doanh nghiệp chấm cho môi trường kinh doanh Việt Nam mới dừng ở mức tạm được, được 2,88 điểm trên thang điểm 4 là tốt nhất. So với mức điểm 2,52 của năm 2010 mà các doanh nghiệp này đã chấm, bước chuyển của môi trường kinh doanh Việt Nam rõ ràng rất chậm chạp.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cũng gửi khuyến nghị tới Chính phủ bốn nút thắt cần tháo gỡ là bảo vệ sở hữu trí tuệ, tăng cường chống hàng giả, hàng nhái; ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng; cái cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy theo hướng kịp thời, hoàn chỉnh, đồng bộ và tuân thủ các thông lệ quốc tế; cải cách hệ thống giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
Đặc biệt, lý do khiến 24% doanh nghiệp đang hoạt động không mở rộng kinh doanh trong năm 2011, trong đó có khoảng 3% cho rằng sẽ giảm quy mô hoạt động, có tới 42% vì thực thi pháp luật kém và thiếu đồng bộ; gần 49% vì chi phí kinh doanh cao… liên quan đến thuế, thủ tục xin giấy phép xây dựng bị các doanh nghiệp tiếp tục đánh giá thấp về mức độ cải cách.
Vẫn còn những hạt sạn
Nhiều đại biểu phản ánh, Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đường liên tỉnh, cầu, kể cả đường tiếp cận có vị trí chiến lược, cấp phép đầu tư… Những hạn chế này sẽ đe dọa các dự án FDI hiện nay và trong tương lai đối với sản xuất, xuất khẩu.
Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu ca rằng tiến trình phê duyệt cho đầu tư và thành lập các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian.
Tuy nhiên ông Alain Cany cũng thừa nhận rằng, Việt Nam gần đây đã kết hợp quy trình xin giấy phép kinh doanh và xin cấp mã số thuế, đây là tín hiệu đáng mừng đầu tiên. Mặc dù vậy, ông cũng đưa ra kiến nghị Việt Nam nên chuyển sang mô hình phê duyệt “một cửa” cho thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép đầu tư. Sau đó, các Bộ, ngành liên quan sẽ chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chính phru khác nếu cần thiết. Ông cũng đưa ra ví dụ, tại nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Singapo và Malaysia mô hình này được chứng minh là cực kỳ hữu ích và hiệu quả.
“Các nhà đầu tư đã phải đợi từ năm đến sáu tháng để có được một giấy phép đầu tư tại Việt Nam, trong khi các nước khác trong khu vực chỉ mất có năm hoặc ssu tuần. Điều đó không chỉ là sự mất thời gian mà còn cả giá trị tiền bạc,” ông Alain Cany nhấn mạnh.
Cũng có cùng quan điểm, ông Brian O’Reilly, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Úc cho biết, nhiều công ty nước ngoài gặp khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng, bao gồm việc hủy hợp đồng mà không có lý do rõ ràng, thích đáng, điều này đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Một rào cản nữa được các nhà đầu tư đưa ra là cơ sở hạ tầng yếu kém. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng đe dọa tới việt thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông Hank Tomlinson Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng, nhiều nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ đã nêu các lý do hạn chế về cơ sở hạ tầng và hậu cần yếu kém như là nguyên nhân chính dẫn đến việc họ không đầu tư vào đây.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung đầu tư riêng vào cơ sở hạ tầng cho đường bộ, đường xe lửa và cảng biển và hạ tầng cho năng lượng.
Tất nhiên, để tận dụng được cơ chế này, các doanh nghiệp nước ngoài còn đưa ra nhiều khuyến nghị đối với Chính phủ là cần phải ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, cải cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy theo hướng kịp thời, hoàn chỉnh, đồng bộ và tuân thủ các thông lệ quốc tế.
Bên lề Diễn đàn, một số doanh nghiệp trong nước cũng phàn nàn, càng về cuối năm doanh nghiệp kinh doanh càng khó, thậm chí có doanh nghiệp còn thua lỗ vì lãi suất và tỷ giá tăng quá cao. Dòng tiền tài chính mà Chính phủ đưa ra lại không đi vào sản xuất mà nó lại được tập trung vào một số lĩnh vực khác như vàng, bất động sản hay găm giữ USD.
Các doanh nghiệp này kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách mạnh tay và linh động hơn nữa để điều hành ngay từ đầu năm 2011 để doanh nghiệp bớt khó khăn./.
Đánh giá trên được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) với chủ đề “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững” diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội.
Năm nay, thay vì các “nút thắt” quen thuộc về nhân lực… các doanh nghiệp trong điều tra năm nay nhấn mạnh nhiều vào các giải pháp về điều hành như cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách việc soạn thảo và ban hành pháp luật.
Lạc quan về môi trường kinh doanh
Năm nay các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đặt khuyến nghị cải cách thủ tục hành chính lên hàng đầu, cho thấy họ thấy được những lợi ích to lớn và đang kỳ vọng nhiều vào nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Không có gì ngạc nhiên khi cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính được 227 doanh nghiệp tham gia điều tra môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2010 của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao nhất về mức độ cải cách.
Hiệu ứng trực tiếp từ Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính đã khiến gần 75% doanh nghiệp Việt Nam cảm nhận được sự cải thiện trong năm 2010. Đây là tỷ lệ rất cao so với khoảng 36,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng quan điểm.
Nếu nhìn vào kết quả khảo sát các doanh nghiệp thành viên của Diễn đàn doanh nghiệp về mức tác động của Đề án 30 tới việc gảm bớt gánh nặng hành chính mà doanh nghiệp đang tuân thủ, gần 55% doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình, gần 30% doanh nghiệp đánh gía cao tác động của Đề án này và gần 16% doanh nghiệp cho rằng tác động không đáng kể hoặc không có tác động.
Giới doanh nghiệp đang tiếp tục đánh giá cao môi trường kinh doanh Việt Nam so với lần khảo sát năm 2009. Với cảm nhận sáng sủa về triển vọng kinh doanh trong vòng 3 năm tới, 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đánh giá riêng năm 2011, điểm mà doanh nghiệp chấm cho môi trường kinh doanh Việt Nam mới dừng ở mức tạm được, được 2,88 điểm trên thang điểm 4 là tốt nhất. So với mức điểm 2,52 của năm 2010 mà các doanh nghiệp này đã chấm, bước chuyển của môi trường kinh doanh Việt Nam rõ ràng rất chậm chạp.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cũng gửi khuyến nghị tới Chính phủ bốn nút thắt cần tháo gỡ là bảo vệ sở hữu trí tuệ, tăng cường chống hàng giả, hàng nhái; ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng; cái cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy theo hướng kịp thời, hoàn chỉnh, đồng bộ và tuân thủ các thông lệ quốc tế; cải cách hệ thống giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
Đặc biệt, lý do khiến 24% doanh nghiệp đang hoạt động không mở rộng kinh doanh trong năm 2011, trong đó có khoảng 3% cho rằng sẽ giảm quy mô hoạt động, có tới 42% vì thực thi pháp luật kém và thiếu đồng bộ; gần 49% vì chi phí kinh doanh cao… liên quan đến thuế, thủ tục xin giấy phép xây dựng bị các doanh nghiệp tiếp tục đánh giá thấp về mức độ cải cách.
Vẫn còn những hạt sạn
Nhiều đại biểu phản ánh, Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đường liên tỉnh, cầu, kể cả đường tiếp cận có vị trí chiến lược, cấp phép đầu tư… Những hạn chế này sẽ đe dọa các dự án FDI hiện nay và trong tương lai đối với sản xuất, xuất khẩu.
Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kêu ca rằng tiến trình phê duyệt cho đầu tư và thành lập các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian.
Tuy nhiên ông Alain Cany cũng thừa nhận rằng, Việt Nam gần đây đã kết hợp quy trình xin giấy phép kinh doanh và xin cấp mã số thuế, đây là tín hiệu đáng mừng đầu tiên. Mặc dù vậy, ông cũng đưa ra kiến nghị Việt Nam nên chuyển sang mô hình phê duyệt “một cửa” cho thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép đầu tư. Sau đó, các Bộ, ngành liên quan sẽ chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chính phru khác nếu cần thiết. Ông cũng đưa ra ví dụ, tại nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Singapo và Malaysia mô hình này được chứng minh là cực kỳ hữu ích và hiệu quả.
“Các nhà đầu tư đã phải đợi từ năm đến sáu tháng để có được một giấy phép đầu tư tại Việt Nam, trong khi các nước khác trong khu vực chỉ mất có năm hoặc ssu tuần. Điều đó không chỉ là sự mất thời gian mà còn cả giá trị tiền bạc,” ông Alain Cany nhấn mạnh.
Cũng có cùng quan điểm, ông Brian O’Reilly, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Úc cho biết, nhiều công ty nước ngoài gặp khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng, bao gồm việc hủy hợp đồng mà không có lý do rõ ràng, thích đáng, điều này đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Một rào cản nữa được các nhà đầu tư đưa ra là cơ sở hạ tầng yếu kém. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng đe dọa tới việt thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông Hank Tomlinson Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng, nhiều nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ đã nêu các lý do hạn chế về cơ sở hạ tầng và hậu cần yếu kém như là nguyên nhân chính dẫn đến việc họ không đầu tư vào đây.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung đầu tư riêng vào cơ sở hạ tầng cho đường bộ, đường xe lửa và cảng biển và hạ tầng cho năng lượng.
Tất nhiên, để tận dụng được cơ chế này, các doanh nghiệp nước ngoài còn đưa ra nhiều khuyến nghị đối với Chính phủ là cần phải ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, cải cách việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy theo hướng kịp thời, hoàn chỉnh, đồng bộ và tuân thủ các thông lệ quốc tế.
Bên lề Diễn đàn, một số doanh nghiệp trong nước cũng phàn nàn, càng về cuối năm doanh nghiệp kinh doanh càng khó, thậm chí có doanh nghiệp còn thua lỗ vì lãi suất và tỷ giá tăng quá cao. Dòng tiền tài chính mà Chính phủ đưa ra lại không đi vào sản xuất mà nó lại được tập trung vào một số lĩnh vực khác như vàng, bất động sản hay găm giữ USD.
Các doanh nghiệp này kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách mạnh tay và linh động hơn nữa để điều hành ngay từ đầu năm 2011 để doanh nghiệp bớt khó khăn./.
Minh Thúy (Vietnam+)