Ngày 5/1, tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu trực tuyến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phó Giám đốc điều hành IMF John Lipsky, nhấn mạnh 2011 sẽ là năm then chốt để thúc đẩy hợp tác chính sách quốc tế và phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là thời điểm khẳng định vai trò của IMF trong việc đối phó với hai thách thức này.
Ông Lipsky cho rằng năm 2010 là năm thành công của kinh tế toàn cầu, với mức tăng trưởng kinh tế 5%, cao hơn mức trung bình 3,6% của thập kỷ qua, nhờ những cải tổ tài chính bắt đầu có kết quả.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn chưa vượt qua được 5 thách thức chủ chốt để tăng trưởng bền vững, bao gồm đảm bảo phục hồi ổn định, bảo vệ người nghèo trước tác động của khủng hoảng, cải tổ khu vực tài chính, tái cơ cấu các thể chế tài chính toàn cầu, đánh giá lại cơ sở lý luận của các chính sách kinh tế và tài chính đang chi phối nền kinh tế thế giới.
Theo ông Lipsky, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2011 đầy hứa hẹn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển và sự ổn định của các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, ông cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể bị "che phủ" bởi 3 nguy cơ gây suy thoái. Một là mối lo sợ về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro. Hai là nạn thất nghiệp cao cùng với nguy cơ suy thoái trong thị trường nhà đất tại một số nền kinh tế phát triển có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế. Ba là tỷ lệ lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, gây khó khăn trong xử lý dòng vốn nước ngoài và tăng giá tiền tệ.
Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu cần có những thay đổi cơ bản, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng.
Phó Giám đốc Lipsky nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, hợp tác chính sách tài chính và kinh tế quốc tế đóng vai trò thiết yếu và đây cũng chính là lĩnh vực IMF phải thể hiện vai trò của mình với những trách nhiệm mới vừa được Nhóm G20 đề nghị.
Ông khẳng định tình trạng phục hồi của kinh tế toàn cầu làm cho quá trình hợp tác chính sách này trở nên phức tạp hơn nhưng cũng khẩn cấp và quan trọng hơn./.
Ông Lipsky cho rằng năm 2010 là năm thành công của kinh tế toàn cầu, với mức tăng trưởng kinh tế 5%, cao hơn mức trung bình 3,6% của thập kỷ qua, nhờ những cải tổ tài chính bắt đầu có kết quả.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn chưa vượt qua được 5 thách thức chủ chốt để tăng trưởng bền vững, bao gồm đảm bảo phục hồi ổn định, bảo vệ người nghèo trước tác động của khủng hoảng, cải tổ khu vực tài chính, tái cơ cấu các thể chế tài chính toàn cầu, đánh giá lại cơ sở lý luận của các chính sách kinh tế và tài chính đang chi phối nền kinh tế thế giới.
Theo ông Lipsky, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2011 đầy hứa hẹn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển và sự ổn định của các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, ông cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể bị "che phủ" bởi 3 nguy cơ gây suy thoái. Một là mối lo sợ về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro. Hai là nạn thất nghiệp cao cùng với nguy cơ suy thoái trong thị trường nhà đất tại một số nền kinh tế phát triển có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế. Ba là tỷ lệ lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, gây khó khăn trong xử lý dòng vốn nước ngoài và tăng giá tiền tệ.
Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu cần có những thay đổi cơ bản, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng.
Phó Giám đốc Lipsky nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, hợp tác chính sách tài chính và kinh tế quốc tế đóng vai trò thiết yếu và đây cũng chính là lĩnh vực IMF phải thể hiện vai trò của mình với những trách nhiệm mới vừa được Nhóm G20 đề nghị.
Ông khẳng định tình trạng phục hồi của kinh tế toàn cầu làm cho quá trình hợp tác chính sách này trở nên phức tạp hơn nhưng cũng khẩn cấp và quan trọng hơn./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)