Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định Malaysia có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 4,5% trong năm 2012, do sự đa dạng hóa và nỗ lực thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Malaysia mới đây, bà Christine Lagarde nói rằng điều khá ấn tượng là Malaysia đã chuyển đổi dần từ một nền kinh tế mà phần lớn dựa vào xuất khẩu sang một nền kinh tế cân bằng hơn giữa xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Theo bà, Malaysia có hai yếu tố ấn tượng: Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn về việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển.
Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền kinh tế thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính.
Tổng Giám đốc IMF cũng cho rằng sáng kiến thúc đẩy nền kinh tế trong nước của Chính phủ Malaysia, trong đó gồm “Chương trình chuyển đổi kinh tế” sẽ thúc đẩy tăng năng suất, tăng trưởng và giúp nước này trở thành một quốc gia có thu nhập cao trong năm 2020.
Bà Christine khẳng định tầm nhìn của Thủ tướng Najib Tun Razak về mở rộng thị trường trong nước, thu hút đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực được xác định là sẽ trở thành hiện thực.
Theo báo cáo về các thành tựu thực hiện Chương trình chuyển đổi chính phủ (GTP) và Chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP) của Chính phủ Malaysia, thu nhập bình quân đầu người ở nước này đã tăng 45% trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 và về cơ bản đã xóa đói nghèo.
Báo cáo cho biết, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đã tăng lên 9.700 USD so với mức 6.700 USD năm 2009 và Malaysia đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 15.000 USD vào năm 2020./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Malaysia mới đây, bà Christine Lagarde nói rằng điều khá ấn tượng là Malaysia đã chuyển đổi dần từ một nền kinh tế mà phần lớn dựa vào xuất khẩu sang một nền kinh tế cân bằng hơn giữa xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Theo bà, Malaysia có hai yếu tố ấn tượng: Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn về việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển.
Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền kinh tế thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính.
Tổng Giám đốc IMF cũng cho rằng sáng kiến thúc đẩy nền kinh tế trong nước của Chính phủ Malaysia, trong đó gồm “Chương trình chuyển đổi kinh tế” sẽ thúc đẩy tăng năng suất, tăng trưởng và giúp nước này trở thành một quốc gia có thu nhập cao trong năm 2020.
Bà Christine khẳng định tầm nhìn của Thủ tướng Najib Tun Razak về mở rộng thị trường trong nước, thu hút đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực được xác định là sẽ trở thành hiện thực.
Theo báo cáo về các thành tựu thực hiện Chương trình chuyển đổi chính phủ (GTP) và Chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP) của Chính phủ Malaysia, thu nhập bình quân đầu người ở nước này đã tăng 45% trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 và về cơ bản đã xóa đói nghèo.
Báo cáo cho biết, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đã tăng lên 9.700 USD so với mức 6.700 USD năm 2009 và Malaysia đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 15.000 USD vào năm 2020./.
Kim Dung (TTXVN)