Bộ Công nghiệp sẽ hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp vàng và bạc Indonesia (APEPI) thành lập và điều hành một trung tâm đào tạo toàn quốc về đồ trang sức tại thành phố Jakarta từ năm 2013 để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực chế tác hàng loạt bằng máy móc chuyên dụng, đồng thời cải thiện tay nghề cho các công nhân nhằm tăng độ tinh xảo và hấp dẫn của các sản phẩm.
Theo Tổng vụ trưởng phụ trách công nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Công nghiệp Indonesia Euis Saedah, nghề chế tác trang sức cao cấp của Indonesia có tiềm năng kinh tế cao, bởi nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, đội ngũ thợ làm nghề đông đảo và truyền thống lâu năm.
Hơn nữa, chính phủ cũng đang có kế hoạch nâng cao vai trò của ngành công nghiệp trang sức cả trên thị trường nội địa và quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thư ký APEPI Iskandar Husin cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ thời trang cao cấp của Indonesia năm 2011 đạt 480 triệu USD.
APEPI đặt mục tiêu nâng con số này lên 500 triệu USD trong năm 2012. Hiện thị trường EU và Trung Đông đang có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm trang sức làm bằng vàng, bạc của Indonesia.
Tuy nhiên, giới quản lý đánh giá, hạn chế cơ bản là các nhà sản xuất Indonesia vẫn chủ yếu phải phụ thuộc vào các nhà phân phối trung gian.
Việc chính phủ áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 20% và 10% thuế nhập khẩu bạc đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước.
Mặt khác, về trình độ công nghệ, Indonesia vẫn đang tụt hậu so với các nước khu vực như Thái Lan và Malaysia.
Đại đa số các nhà sản xuất đồ nữ trang Indonesia chưa thể làm ra các sản phẩm tốt như các nhà sản xuất quốc tế do thiếu phương tiện chuyên dùng.
Mong muốn của APEPI là chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho ngành chế tác vàng bạc, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và hợp tác với chính phủ các nước về xuất khẩu đồ trang sức./.
Theo Tổng vụ trưởng phụ trách công nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Công nghiệp Indonesia Euis Saedah, nghề chế tác trang sức cao cấp của Indonesia có tiềm năng kinh tế cao, bởi nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, đội ngũ thợ làm nghề đông đảo và truyền thống lâu năm.
Hơn nữa, chính phủ cũng đang có kế hoạch nâng cao vai trò của ngành công nghiệp trang sức cả trên thị trường nội địa và quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thư ký APEPI Iskandar Husin cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ thời trang cao cấp của Indonesia năm 2011 đạt 480 triệu USD.
APEPI đặt mục tiêu nâng con số này lên 500 triệu USD trong năm 2012. Hiện thị trường EU và Trung Đông đang có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm trang sức làm bằng vàng, bạc của Indonesia.
Tuy nhiên, giới quản lý đánh giá, hạn chế cơ bản là các nhà sản xuất Indonesia vẫn chủ yếu phải phụ thuộc vào các nhà phân phối trung gian.
Việc chính phủ áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 20% và 10% thuế nhập khẩu bạc đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước.
Mặt khác, về trình độ công nghệ, Indonesia vẫn đang tụt hậu so với các nước khu vực như Thái Lan và Malaysia.
Đại đa số các nhà sản xuất đồ nữ trang Indonesia chưa thể làm ra các sản phẩm tốt như các nhà sản xuất quốc tế do thiếu phương tiện chuyên dùng.
Mong muốn của APEPI là chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho ngành chế tác vàng bạc, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và hợp tác với chính phủ các nước về xuất khẩu đồ trang sức./.
Anh Ngọc (TTXVN)