Indonesia phát hiện nhiều loại vắcxin giả lưu thông hơn 13 năm qua

Các loại vắcxin phòng sởi, bại liệt, uốn ván, viêm gan B giả đã trôi nổi và lưu thông trên thị trường Indonesia hơn 13 năm qua, làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe của các trẻ em nước này.
Indonesia phát hiện nhiều loại vắcxin giả lưu thông hơn 13 năm qua ảnh 1Các tài liệu in ấn và sản phẩm vắcxin giả. (Nguồn: Reuters)

Ngày 27/6, cảnh sát Indonesia cho biết họ đã phát hiện và bắt giữ ít nhất 15 nghi can có liên quan tới hoạt động sản xuất và phân phối các loại vắcxin giả.

Theo các nguồn tin an ninh, trong chiến dịch truy quét được tiến hành tại thủ đô Jakarta, tỉnh Banten và Tây Java, cảnh sát đã phát hiện nhiều loại vắcxin giả, trong đó có các vắcxin phòng sởi, bại liệt, uốn ván, viêm gan B và điều trị rắn độc cắn.

Hiện, giới chức nước này đã cho dừng hoạt động một số cơ sở y tế tư nhân và các nhà thuốc nhỏ lẻ tại những khu vực này.

Cảnh sát cho biết những nghi can trên đã thu lượm các chai rỗng từ 3 bệnh viện, sau đó nhuộm nhãn mác và dán chúng vào các chai vắcxin giả rồi đem bán cho các cửa hàng thuốc.

Theo điều tra của cảnh sát, các loại vắcxin giả này đã trôi nổi và lưu thông trên thị trường trong hơn 13 năm qua và điều này gia tăng mối lo ngại về sức khỏe của nhiều trẻ em và trẻ sơ sinh ở Indonesia do các em rất có thể đã tiếp xúc trực tiếp với các loại vắcxin giả này.

Giới chức Indonesia đã kêu gọi các bậc phụ huynh nghi ngờ con cái của mình có thể bị tiêm vắcxin giả cần đến kiểm tra cũng như tiêm phòng lại tại các bệnh viện nhà nước.

Cảnh sát cho biết hiện giới chức nước này cũng đang chờ đợi kết quả xét nghiệm các loại vắcxin giả để có thể xác định những tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.