Theo số liệu thống kê, Indonesia đã bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2012, và tình trạng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng gia tăng trong những tháng tới.
Vì vậy, Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng sang thị trường châu Á này do triển vọng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ kém khả quan bởi những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Trong bối cảnh như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với dân số 240 triệu người- sẽ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc.
Một điều đáng chú ý là Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia MS Hidayat mới đây nói rằng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã làm giảm lợi thế cạnh tranh các ngành chế tạo của Indonesia, dẫn đến tình trạng hàng hóa Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Indonesia.
Ngành công nghiệp trong nước của Indonesia không có đủ vốn để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc, trong khi chính phủ vẫn không thể tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp sản xuất địa phương.
Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho biết trong hai tháng đầu năm nay, Indonesia đã
xuất khẩu 2,941 tỷ USD hàng hóa phi dầu khí sang Trung Quốc, song nhập trở lại tới 4,412 tỷ USD.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Natsir Mansyur nói rằng ông không tin Indonesia có thể cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc.
Chưa kể việc Chính phủ Indonesia sẽ cấm xuất khẩu khoáng sản như Bộ Năng lượng và khoáng sản đã thông báo, thì thâm hụt sẽ lại càng gia tăng.
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Indonesia trong năm 2011, với xuất khẩu phi dầu mỏ đạt 8,9 tỷ USD, sau Mỹ (10,5 tỷ USD) và Nhật Bản (11,98 tỷ USD).
Thương mại hai chiều Indonesia - Trung Quốc đạt 60,5 tỷ USD năm 2011, tăng 42% từ 42,7 tỷ USD năm 2010.
Hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 80 tỷ USD vào năm 2015.
Kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tại Jakarta năm 2005, Trung Quốc và Indonesia đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về thương mại và kinh tế song phương.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhắc lại sự cần thiết tăng khối lượng thương mại từ Indonesia sang Trung Quốc để giảm thâm hụt thương mại - đã ở mức trên 2 tỷ USD năm 2011 (theo công bố chính thức của Chính phủ Indonesia).
Thứ trưởng Thương mại Indonesia Bayu Krisnamurthi cho biết chính phủ nước này đã có một chương trình nghị sự đặc biệt để cân bằng cán cân thương mại, nhất là với Trung Quốc.
Ông cho biết nhu cầu nội địa đối với hàng hóa Trung Quốc ngày một tăng, nên chính phủ cần khuyến khích sản xuất địa phương để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là những mặt hàng tiềm năng như xuất khẩu trái cây nhiệt đới, với măng cụt đã tăng 1.700%, hạt ca cao 397%, bột ca cao 109%, giày dép 309% và đồ gia dụng 105,8%.
Theo ông Bayu Krisnamurth, nhu cầu các loại trái cây nhiệt đới ở Trung Quốc rất cao, nên đây là cơ hội lớn cho các loại hoa quả như xoài, chôm chôm, dứa, măng cụt, hồng, táo, và mãng cầu xiêm của Indonesia./.
Vì vậy, Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng sang thị trường châu Á này do triển vọng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ kém khả quan bởi những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Trong bối cảnh như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với dân số 240 triệu người- sẽ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc.
Một điều đáng chú ý là Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia MS Hidayat mới đây nói rằng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã làm giảm lợi thế cạnh tranh các ngành chế tạo của Indonesia, dẫn đến tình trạng hàng hóa Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Indonesia.
Ngành công nghiệp trong nước của Indonesia không có đủ vốn để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc, trong khi chính phủ vẫn không thể tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp sản xuất địa phương.
Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) cho biết trong hai tháng đầu năm nay, Indonesia đã
xuất khẩu 2,941 tỷ USD hàng hóa phi dầu khí sang Trung Quốc, song nhập trở lại tới 4,412 tỷ USD.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Natsir Mansyur nói rằng ông không tin Indonesia có thể cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc.
Chưa kể việc Chính phủ Indonesia sẽ cấm xuất khẩu khoáng sản như Bộ Năng lượng và khoáng sản đã thông báo, thì thâm hụt sẽ lại càng gia tăng.
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Indonesia trong năm 2011, với xuất khẩu phi dầu mỏ đạt 8,9 tỷ USD, sau Mỹ (10,5 tỷ USD) và Nhật Bản (11,98 tỷ USD).
Thương mại hai chiều Indonesia - Trung Quốc đạt 60,5 tỷ USD năm 2011, tăng 42% từ 42,7 tỷ USD năm 2010.
Hai nước đặt mục tiêu nâng con số này lên 80 tỷ USD vào năm 2015.
Kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tại Jakarta năm 2005, Trung Quốc và Indonesia đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về thương mại và kinh tế song phương.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhắc lại sự cần thiết tăng khối lượng thương mại từ Indonesia sang Trung Quốc để giảm thâm hụt thương mại - đã ở mức trên 2 tỷ USD năm 2011 (theo công bố chính thức của Chính phủ Indonesia).
Thứ trưởng Thương mại Indonesia Bayu Krisnamurthi cho biết chính phủ nước này đã có một chương trình nghị sự đặc biệt để cân bằng cán cân thương mại, nhất là với Trung Quốc.
Ông cho biết nhu cầu nội địa đối với hàng hóa Trung Quốc ngày một tăng, nên chính phủ cần khuyến khích sản xuất địa phương để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là những mặt hàng tiềm năng như xuất khẩu trái cây nhiệt đới, với măng cụt đã tăng 1.700%, hạt ca cao 397%, bột ca cao 109%, giày dép 309% và đồ gia dụng 105,8%.
Theo ông Bayu Krisnamurth, nhu cầu các loại trái cây nhiệt đới ở Trung Quốc rất cao, nên đây là cơ hội lớn cho các loại hoa quả như xoài, chôm chôm, dứa, măng cụt, hồng, táo, và mãng cầu xiêm của Indonesia./.
Việt Tú (TTXVN)