Ngày 25/12, tại Hà Nội, Trung tâm Hội nhập Kinh tế quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức phiên họp Ủy ban tư vấn chính sách thương mại quốc tế (INTAC) nhằm thảo luận các hoạt động tham vấn chính sách trong các đàm phán thương mại quốc tế, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2012 và phương hướng năm 2013 của Ủy ban.
Phát biểu tại phiên họp, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá sau ba năm hoạt động, Ủy ban INTAC luôn được cộng đồng doanh nghiệp biết và tìm đến như một kênh tư vấn hội nhập đáng tin cậy và là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng với Chính phủ.
Năm 2012, Ủy ban INTAC có những hoạt động quan trọng và nổi bật như thực hiện bốn chiến dịch vận động trong các nội dung quan trọng trong đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP). Ngoài ra, Ủy ban cũng đã góp ý chính sách về các vấn đề hội nhập.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng khó khăn, vướng mắc mà Ủy ban INTAC còn gặp phải đó là phương thức vận động chính sách thương mại quốc tế.
Đây là vấn đề khó và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp ít quan tâm tới những vấn đề vĩ mô trong tương lai.
Do đó, Ủy ban gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục doanh nghiệp hiểu và cho ý kiến về những chính sách cũng như tham gia vào quá trình tham vấn đàm phán nói chung.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã đưa ra các giải pháp và kế hoạch của Ủy ban trong năm 2013. Theo đó, kế hoạch năm 2013 sẽ thực hiện với bốn hoạt động chính.
Trong đó, đối với hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung hỗ trợ các hiệp hội xây dựng chiến lược pháp triển ngành; hướng dẫn hỗ trợ các ngành thực hiện các chiến dịch vận động đàm phán của ngành; tiếp tục thực hiện tư vấn trực tiếp và gián tiếp cho các Hiệp hội và doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập khác nhau.
Ủy ban INTAC được thành lập nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình đàm phán, thực thi các cam kết thương mại quốc tế; từ đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo rằng các cam kết quốc tế tính đến và phản ánh hợp lý quyền và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế./.
Phát biểu tại phiên họp, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá sau ba năm hoạt động, Ủy ban INTAC luôn được cộng đồng doanh nghiệp biết và tìm đến như một kênh tư vấn hội nhập đáng tin cậy và là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng với Chính phủ.
Năm 2012, Ủy ban INTAC có những hoạt động quan trọng và nổi bật như thực hiện bốn chiến dịch vận động trong các nội dung quan trọng trong đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP). Ngoài ra, Ủy ban cũng đã góp ý chính sách về các vấn đề hội nhập.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng khó khăn, vướng mắc mà Ủy ban INTAC còn gặp phải đó là phương thức vận động chính sách thương mại quốc tế.
Đây là vấn đề khó và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp ít quan tâm tới những vấn đề vĩ mô trong tương lai.
Do đó, Ủy ban gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục doanh nghiệp hiểu và cho ý kiến về những chính sách cũng như tham gia vào quá trình tham vấn đàm phán nói chung.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã đưa ra các giải pháp và kế hoạch của Ủy ban trong năm 2013. Theo đó, kế hoạch năm 2013 sẽ thực hiện với bốn hoạt động chính.
Trong đó, đối với hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung hỗ trợ các hiệp hội xây dựng chiến lược pháp triển ngành; hướng dẫn hỗ trợ các ngành thực hiện các chiến dịch vận động đàm phán của ngành; tiếp tục thực hiện tư vấn trực tiếp và gián tiếp cho các Hiệp hội và doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập khác nhau.
Ủy ban INTAC được thành lập nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình đàm phán, thực thi các cam kết thương mại quốc tế; từ đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo rằng các cam kết quốc tế tính đến và phản ánh hợp lý quyền và lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế./.
Thúy Hiền (TTXVN)