Ngày 11/3, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đã dự lễ khởi công xây dựng tuyến đường ống khí đốt trị giá 7,5 tỷ USD nối liền hai nước.
Buổi lễ được tổ chức tại khu vực biên giới hai quốc gia láng giềng này.
Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo khẳng định dự án đường ống dẫn khí đốt này sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ góp phần vào hòa bình, an ninh và phát triển của cả Iran và Pakistan, đồng thời củng cố vững chắc các mối quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh giữa hai nước.
Dự án được khởi công trong bối cảnh Iran đang chịu sức ép từ các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với ngành dầu khí.
Tuyến đường ống nằm ở phía Pakistan dài 780km, với chi phí ước tính 1,5 tỷ USD, hiện gặp nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn sức ép từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Trước đó, Tehran đã cam kết chi 500 triệu USD để giúp Pakistan xây dựng đoạn đường ống nằm trên phần lãnh thổ nước này, song Islamabad đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khoản tiền 1 tỷ USD còn lại để hoàn thành dự án. Pakistan đã lên kế hoạch sử dụng khí đốt của Iran để sản xuất 20% sản lượng điện.
Iran là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới, nhưng do các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây, xuất khẩu khí đốt của nước này trong năm ngoái đã giảm một nửa.
Hiện Iran sản xuất khoảng 600 triệu mét khối khí/ngày, và phần lớn số đó được tiêu thụ trong nước. Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng nước ngoài duy nhất mua khí đốt của Iran, với khoảng 30 triệu mét khối/ngày./.
Buổi lễ được tổ chức tại khu vực biên giới hai quốc gia láng giềng này.
Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo khẳng định dự án đường ống dẫn khí đốt này sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ góp phần vào hòa bình, an ninh và phát triển của cả Iran và Pakistan, đồng thời củng cố vững chắc các mối quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh giữa hai nước.
Dự án được khởi công trong bối cảnh Iran đang chịu sức ép từ các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với ngành dầu khí.
Tuyến đường ống nằm ở phía Pakistan dài 780km, với chi phí ước tính 1,5 tỷ USD, hiện gặp nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn sức ép từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Trước đó, Tehran đã cam kết chi 500 triệu USD để giúp Pakistan xây dựng đoạn đường ống nằm trên phần lãnh thổ nước này, song Islamabad đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khoản tiền 1 tỷ USD còn lại để hoàn thành dự án. Pakistan đã lên kế hoạch sử dụng khí đốt của Iran để sản xuất 20% sản lượng điện.
Iran là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới, nhưng do các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây, xuất khẩu khí đốt của nước này trong năm ngoái đã giảm một nửa.
Hiện Iran sản xuất khoảng 600 triệu mét khối khí/ngày, và phần lớn số đó được tiêu thụ trong nước. Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng nước ngoài duy nhất mua khí đốt của Iran, với khoảng 30 triệu mét khối/ngày./.
(TTXVN)