Ngày 17/11, hãng thông tấn bán chính thức Mehr của Iran cho biết trong ngày 18/11, Iran tổ chức hội nghị "Đối thoại Dân tộc Syria" tại thủ đô Tehranvới mục tiêu chính là hiện thực hóa tiến trình hòa giải giữa các phe phái khác nhau tại Syria, tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang là tâm điểm của khu vực và thế giới.
Khoảng 200 đại diện chính trị từ các nhóm sắc tộc, thiểu số và phe đối lập Syria cùng đại diện của Quốc hội Syria sẽ tham gia hội nghị này.
Một ngày trước khi hội nghị diễn ra, Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi bày tỏ lạc quan về triển vọng của hội nghị, hy vọng hội nghị có thể mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Syria với các nhóm đối lập.
Ngoại trưởng Iran cũng đánh giá lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria là "mô hình Syria-Syria", theo đó giải quyết vấn đề trong nội bộ Syria không có sự can thiệp của nước ngoài.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao của Iran, Saeed Jalili cho rằng hội nghị "Đối thoại Dân tộc Syria" có thể là một bước ngoặt đối với cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này và là một bước tiến trong việc thiết lập an ninh, ổn định cho Syria.
Phản ứng về hội nghị, cuối tuần qua Khối Dân chủ quốc gia (NDB) tập hợp một số nhóm đối lập tại Syria hiện nay đã bày tỏ hoan nghênh, cho rằng đây cũng là cơ hội để các nhóm đối lập thảo luận về các khác biệt của mình.
Tuy nhiên, phía Iran cho biết trọng tâm hội nghị nhằm vào trao đổi trực tiếp giữa phe đối lập và Chính phủ Syria với sự hiện diện của các đại diện Quốc hội. Phó Thủ tướng Syria phụ trách kinh tế Qadri Jamil, Bộ trưởng Hòa giải dân tộc Ali Haidar đã tới Iran trong ngày 17/11.
Nhiều nhân vật chính trị từ Sudan, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Lebanon và Iraq cũng sẽ tham dự hội nghị này.
Là đồng minh lớn của Syria trong khu vực, Iran liên tục phản đối sự can thiệp của các nước phương Tây vào cuộc khủng hoảng này. Bằng việc tổ chức hội nghị "Đối thoại Dân tộc Syria", Iran tìm cách thúc đẩy lịch trình của mình cũng như nỗ lực đóng một vai trò trung gian hòa giải.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh gần đây, các nhóm đối lập Syria (trọng tâm là các nhóm lưu vong) đã thành lập "Liên minh dân tộc các lực lượng đối lập và cách mạng Syria" (còn gọi là Liên minh Dân tộc).
Liên minh này lên kế hoạch một khi được quốc tế công nhận sẽ thành lập một chính phủ lâm thời lưu vong và kêu gọi tổ chức một hội nghị dân tộc sau khi chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ.
Tuy nhiên, các nhóm đối lập đang hoạt động tại Syria bác bỏ Liên minh Dân tộc cũng như ý tưởng về một chính phủ lâm thời trong tình trạng lưu vong. Nhiều nước phương Tây cũng chưa công nhận liên minh này, trong đó Mỹ tỏ thái độ ngần ngừ không công nhận hoàn toàn.
Ngày 17/11, người đứng đầu Liên minh Dân tộc đối lập là Moaz al-Khatib đã có cuộc gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris để thảo luận về việc bảo vệ các khu vực "đã được giải phóng" tại Syria, bảo vệ người tị nạn cũng như kế hoạch thành lập một chính phủ lâm thời.
Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận Liên minh Dân tộc là "đại diện duy nhất của người dân Syria". Sau cuộc gặp, Tổng thống Pháp Hollande cho biết Liên minh Dân tộc sẽ bổ nhiệm một phái viên tại Pháp với tư cách như một đại diện cho liên minh này và sẽ trở thành đại sứ khi chính phủ lâm thời Syria được thành lập và được quốc tế công nhận.
[Nguy cơ khủng hoảng Syria lan rộng trong khu vực]
Bạo lực vẫn tiếp diễn trên khắp Syria trong ngày 17/11. Thủ đô Damascus chứng kiến nhiều vụ nổ bom và bắn pháo mà nghiêm trọng nhất là vụ các tay súng chống đối bắn vào một xe buýt ở ngoại ô Jaramana làm ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 23 người bị thương.
Trong khi đó, quân chống đối đã chiếm sân bay Hamdan ở thị trấn Albu Kamal thuộc tỉnh Deir Ezzzor giáp giới với Iraq, động thái có thể giúp lực lượng này củng cố quyền kiểm soát đường biên giới quan trọng này.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), quân đội Syria gần như mất quyền kiểm soát toàn bộ khu vực biên giới phía Đông giữa Syria với Iraq, ngoại trừ căn cứ quân sự Myadeen cách thị trận Albu Kamal khoảng 50 km về phía Tây Bắc
SOHR thống kê có ít nhất 47 người thiệt mạng tại Syria trong ngày 17/11, đa số là dân thường. Tuy nhiên, những con số này chưa được kiểm chứng độc lập./.
Khoảng 200 đại diện chính trị từ các nhóm sắc tộc, thiểu số và phe đối lập Syria cùng đại diện của Quốc hội Syria sẽ tham gia hội nghị này.
Một ngày trước khi hội nghị diễn ra, Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi bày tỏ lạc quan về triển vọng của hội nghị, hy vọng hội nghị có thể mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Syria với các nhóm đối lập.
Ngoại trưởng Iran cũng đánh giá lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria là "mô hình Syria-Syria", theo đó giải quyết vấn đề trong nội bộ Syria không có sự can thiệp của nước ngoài.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao của Iran, Saeed Jalili cho rằng hội nghị "Đối thoại Dân tộc Syria" có thể là một bước ngoặt đối với cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này và là một bước tiến trong việc thiết lập an ninh, ổn định cho Syria.
Phản ứng về hội nghị, cuối tuần qua Khối Dân chủ quốc gia (NDB) tập hợp một số nhóm đối lập tại Syria hiện nay đã bày tỏ hoan nghênh, cho rằng đây cũng là cơ hội để các nhóm đối lập thảo luận về các khác biệt của mình.
Tuy nhiên, phía Iran cho biết trọng tâm hội nghị nhằm vào trao đổi trực tiếp giữa phe đối lập và Chính phủ Syria với sự hiện diện của các đại diện Quốc hội. Phó Thủ tướng Syria phụ trách kinh tế Qadri Jamil, Bộ trưởng Hòa giải dân tộc Ali Haidar đã tới Iran trong ngày 17/11.
Nhiều nhân vật chính trị từ Sudan, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Lebanon và Iraq cũng sẽ tham dự hội nghị này.
Là đồng minh lớn của Syria trong khu vực, Iran liên tục phản đối sự can thiệp của các nước phương Tây vào cuộc khủng hoảng này. Bằng việc tổ chức hội nghị "Đối thoại Dân tộc Syria", Iran tìm cách thúc đẩy lịch trình của mình cũng như nỗ lực đóng một vai trò trung gian hòa giải.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh gần đây, các nhóm đối lập Syria (trọng tâm là các nhóm lưu vong) đã thành lập "Liên minh dân tộc các lực lượng đối lập và cách mạng Syria" (còn gọi là Liên minh Dân tộc).
Liên minh này lên kế hoạch một khi được quốc tế công nhận sẽ thành lập một chính phủ lâm thời lưu vong và kêu gọi tổ chức một hội nghị dân tộc sau khi chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ.
Tuy nhiên, các nhóm đối lập đang hoạt động tại Syria bác bỏ Liên minh Dân tộc cũng như ý tưởng về một chính phủ lâm thời trong tình trạng lưu vong. Nhiều nước phương Tây cũng chưa công nhận liên minh này, trong đó Mỹ tỏ thái độ ngần ngừ không công nhận hoàn toàn.
Ngày 17/11, người đứng đầu Liên minh Dân tộc đối lập là Moaz al-Khatib đã có cuộc gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris để thảo luận về việc bảo vệ các khu vực "đã được giải phóng" tại Syria, bảo vệ người tị nạn cũng như kế hoạch thành lập một chính phủ lâm thời.
Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận Liên minh Dân tộc là "đại diện duy nhất của người dân Syria". Sau cuộc gặp, Tổng thống Pháp Hollande cho biết Liên minh Dân tộc sẽ bổ nhiệm một phái viên tại Pháp với tư cách như một đại diện cho liên minh này và sẽ trở thành đại sứ khi chính phủ lâm thời Syria được thành lập và được quốc tế công nhận.
[Nguy cơ khủng hoảng Syria lan rộng trong khu vực]
Bạo lực vẫn tiếp diễn trên khắp Syria trong ngày 17/11. Thủ đô Damascus chứng kiến nhiều vụ nổ bom và bắn pháo mà nghiêm trọng nhất là vụ các tay súng chống đối bắn vào một xe buýt ở ngoại ô Jaramana làm ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 23 người bị thương.
Trong khi đó, quân chống đối đã chiếm sân bay Hamdan ở thị trấn Albu Kamal thuộc tỉnh Deir Ezzzor giáp giới với Iraq, động thái có thể giúp lực lượng này củng cố quyền kiểm soát đường biên giới quan trọng này.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), quân đội Syria gần như mất quyền kiểm soát toàn bộ khu vực biên giới phía Đông giữa Syria với Iraq, ngoại trừ căn cứ quân sự Myadeen cách thị trận Albu Kamal khoảng 50 km về phía Tây Bắc
SOHR thống kê có ít nhất 47 người thiệt mạng tại Syria trong ngày 17/11, đa số là dân thường. Tuy nhiên, những con số này chưa được kiểm chứng độc lập./.
(TTXVN)