Italy và Libya ngày 15/12 đã nhất trí tái khởi động Hiệp ước hữu nghị được hai nước ký năm 2008, theo đó Rome cam kết giải phóng mọi tài sản của Libya bị Italy phong tỏa trong thời gian diễn ra cuộc nổi dậy dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi.
Thủ tướng Italy Mario Monti và người đứng đầu Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) Mustapha Abdel Jalil đã thông báo kết quả đạt được nói trên trong một cuộc họp báo chung ở Rome.
Ông Monti cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã tập trung thảo luận những ưu tiên cho một nước Libya mới. Bên cạnh đó, Italy đã quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với khoản tiền 600 triệu euro (780 triệu USD) của Libya và cam kết sẵn sàng hỗ trợ tức thời cho việc thực thi các biện pháp an ninh tại các nhà máy dầu khí của Libya vì lợi ích của người dân nước này.
Về phần mình, ông Jalil đã bày tỏ cảm ơn Tập đoàn năng lượng quốc doanh ENI của Italy về việc gần đây đã nối lại các hoạt động khai thác dầu khí tại Libya, vốn đã từng bị đình chỉ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột ở nhà nước Bắc Phi này. Nhà lãnh đạo NTC cũng bày tỏ lời cám ơn đến cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi vì sự ủng hộ của ông đối với Libya trong thời gian còn nắm quyền.
Dưới thời ông Berlusconi, Italy là một trong những nước đầu tiên công nhận NTC là chính phủ hợp pháp của Libya- một động thái cho thấy sự quay ngoắt 180° trong chính sách ngoại giao của Rome, vốn trước đó vẫn có các mối quan hệ chặt chẽ với ông Gaddafi.
Năm 2008, hai ông Berlusconi và Gaddafi đã ký Hiệp định hữu nghị Italy-Libya, một hiệp định gây khá nhiều tranh cãi, theo đó Italy cam kết đền bù 5 tỷ USD cho Libya vì những tổn thất mà đất nước Bắc Phi này phải chịu đựng trong suốt 3 thập kỷ nằm dưới ách cai trị của Italy vào nửa đầu của thế kỷ 20.
Đổi lại, ông Gaddafi đã cam kết hỗ trợ chính phủ bảo thủ của Italy trong việc kiềm chế làn sóng người nhập cư bất hợp pháp tràn qua Địa Trung Hải để vào Italy bằng cách chấp nhận việc trục xuất ngay lập tức những người nhập cư bị chặn ở các vùng biển quốc tế sang Libya.
Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, đã lên án hiệp định trên là hành động vi phạm các quyền của người tìm kiếm tị nạn do việc trục xuất các đối tượng này sẽ diễn ra mà không cần xem xét liệu họ có đủ tư cách để được hưởng quy chế tị nạn hay không.
Hồi tháng 3/2011, Italy đã đình chỉ Hiệp định hữu nghị và bắt đầu hỗ trợ sứ mệnh của NATO nhằm áp đặt vùng cấm bay trên bầu trời của Libya, và nay hiệp định này đã được nối lại./.
Thủ tướng Italy Mario Monti và người đứng đầu Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) Mustapha Abdel Jalil đã thông báo kết quả đạt được nói trên trong một cuộc họp báo chung ở Rome.
Ông Monti cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã tập trung thảo luận những ưu tiên cho một nước Libya mới. Bên cạnh đó, Italy đã quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với khoản tiền 600 triệu euro (780 triệu USD) của Libya và cam kết sẵn sàng hỗ trợ tức thời cho việc thực thi các biện pháp an ninh tại các nhà máy dầu khí của Libya vì lợi ích của người dân nước này.
Về phần mình, ông Jalil đã bày tỏ cảm ơn Tập đoàn năng lượng quốc doanh ENI của Italy về việc gần đây đã nối lại các hoạt động khai thác dầu khí tại Libya, vốn đã từng bị đình chỉ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột ở nhà nước Bắc Phi này. Nhà lãnh đạo NTC cũng bày tỏ lời cám ơn đến cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi vì sự ủng hộ của ông đối với Libya trong thời gian còn nắm quyền.
Dưới thời ông Berlusconi, Italy là một trong những nước đầu tiên công nhận NTC là chính phủ hợp pháp của Libya- một động thái cho thấy sự quay ngoắt 180° trong chính sách ngoại giao của Rome, vốn trước đó vẫn có các mối quan hệ chặt chẽ với ông Gaddafi.
Năm 2008, hai ông Berlusconi và Gaddafi đã ký Hiệp định hữu nghị Italy-Libya, một hiệp định gây khá nhiều tranh cãi, theo đó Italy cam kết đền bù 5 tỷ USD cho Libya vì những tổn thất mà đất nước Bắc Phi này phải chịu đựng trong suốt 3 thập kỷ nằm dưới ách cai trị của Italy vào nửa đầu của thế kỷ 20.
Đổi lại, ông Gaddafi đã cam kết hỗ trợ chính phủ bảo thủ của Italy trong việc kiềm chế làn sóng người nhập cư bất hợp pháp tràn qua Địa Trung Hải để vào Italy bằng cách chấp nhận việc trục xuất ngay lập tức những người nhập cư bị chặn ở các vùng biển quốc tế sang Libya.
Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, đã lên án hiệp định trên là hành động vi phạm các quyền của người tìm kiếm tị nạn do việc trục xuất các đối tượng này sẽ diễn ra mà không cần xem xét liệu họ có đủ tư cách để được hưởng quy chế tị nạn hay không.
Hồi tháng 3/2011, Italy đã đình chỉ Hiệp định hữu nghị và bắt đầu hỗ trợ sứ mệnh của NATO nhằm áp đặt vùng cấm bay trên bầu trời của Libya, và nay hiệp định này đã được nối lại./.
(TTXVN/Vietnam+)