Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang, qua khảo sát có 48 đoạn kênh rạch lớn trên địa bàn huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền bị sạt lở nặng với tổng chiều dài trên 2.800m.
Ngoài tình trạng sạt lở nặng trên các tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp, sông Cổ Cò, sông Cái Cối... còn có hàng trăm điểm sạt lở nhỏ dọc theo các tuyến kênh rạch chi chít như mạng nhện trong toàn vùng.
Ước tính mỗi năm, toàn huyện Cái Bè mất 30-40ha đất canh tác chưa kể các công trình hạ tầng giao thông, nhà cửa... bị chìm do sạt lở với thiệt hại ước tính lên đến 60-80 tỷ đồng.
Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở nặng do yếu tố lở bồi tự nhiên của dòng chảy các tuyến sông rạch, lưu tốc dòng nước vào mùa mưa lũ, tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Tiền trái phép hoặc quá mức cho phép, mật độ phương tiện giao thông thủy ngày càng dày đặc... Đặc biệt, vào mùa lũ, lưu tốc dòng chảy tăng mạnh đã gây sạt lở nặng và phức tạp hơn trên hầu hết các tuyến sông và kênh trục thoát lũ chính.
Trung bình mỗi điểm sạt lở lớn phải cần 5-10 triệu đồng để khắc phục, các điểm sạt lở nhỏ cũng cần từ 2-5 triệu đồng và tổng chi phí khắc phục triệt để các điểm sạt lở riêng tại huyện đầu nguồn Cái Bè lên đến gần 28 tỷ đồng.
Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp gây ra nhiều thiệt hại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè cũng đã thực hiện thí điểm việc nuôi lục bình chống sạt lở tại ba điểm sạt lở nặng trên sông Cái Cối (xã Tân Thanh và Mỹ Lương), kênh 5 (xã Mỹ Tân). Mỗi đoạn nuôi lục bình thí điểm có chiều dài 100m. Mô hình này đang được nhân rộng tại các tuyến sông khác.../.
Ngoài tình trạng sạt lở nặng trên các tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp, sông Cổ Cò, sông Cái Cối... còn có hàng trăm điểm sạt lở nhỏ dọc theo các tuyến kênh rạch chi chít như mạng nhện trong toàn vùng.
Ước tính mỗi năm, toàn huyện Cái Bè mất 30-40ha đất canh tác chưa kể các công trình hạ tầng giao thông, nhà cửa... bị chìm do sạt lở với thiệt hại ước tính lên đến 60-80 tỷ đồng.
Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở nặng do yếu tố lở bồi tự nhiên của dòng chảy các tuyến sông rạch, lưu tốc dòng nước vào mùa mưa lũ, tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Tiền trái phép hoặc quá mức cho phép, mật độ phương tiện giao thông thủy ngày càng dày đặc... Đặc biệt, vào mùa lũ, lưu tốc dòng chảy tăng mạnh đã gây sạt lở nặng và phức tạp hơn trên hầu hết các tuyến sông và kênh trục thoát lũ chính.
Trung bình mỗi điểm sạt lở lớn phải cần 5-10 triệu đồng để khắc phục, các điểm sạt lở nhỏ cũng cần từ 2-5 triệu đồng và tổng chi phí khắc phục triệt để các điểm sạt lở riêng tại huyện đầu nguồn Cái Bè lên đến gần 28 tỷ đồng.
Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp gây ra nhiều thiệt hại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè cũng đã thực hiện thí điểm việc nuôi lục bình chống sạt lở tại ba điểm sạt lở nặng trên sông Cái Cối (xã Tân Thanh và Mỹ Lương), kênh 5 (xã Mỹ Tân). Mỗi đoạn nuôi lục bình thí điểm có chiều dài 100m. Mô hình này đang được nhân rộng tại các tuyến sông khác.../.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)