Ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã đánh giá cao chất lượng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, và kêu gọi các doanh nghiệp nước này tăng cường đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Phát biểu với khoảng 200 đại biểu tham dự Hội thảo Kinh tế Việt-Nhật lần thứ 5 ở thủ đô Tokyo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói trong các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua, Chính phủ Việt Nam “luôn đánh giá cao chất lượng và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản.”
Quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam hy vọng trong thời gian tới, Nhật Bản vẫn sẽ là đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, và FDI của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ không chỉ tăng mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng, đặc biệt là có thêm nhiều doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản vào đầu tư và kinh doanh thành công ở Việt Nam.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh: “Nhật Bản có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ và đạt được nhiều thành công trong phát triển các ngành công nghiệp này. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp này như nguồn nhân lực và tài nguyên dồi dào, lao động chăm chỉ và ham học hỏi. Sự kết hợp giữa các yếu tố lợi thế của hai nước sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.”
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định Việt Nam sẵn sàng có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư Nhật Bản như xây dựng riêng một khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ và miễn phí các dịch vụ pháp lý và dịch tài liệu khi đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp đó…
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hơn hai thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là một trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2011, tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp Nhật Bản đạt 21,6 tỷ USD, với 1.560 dự án đầu tư còn hiệu lực, đứng thứ 4/93 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình khẳng định Nhật Bản là một trong các đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam.
Đại sứ cho biết không chỉ có chính phủ, các địa phương ở Việt Nam cũng quan tâm tới việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản, đồng thời đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam và mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật.
Cùng chung quan điểm với Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Điều hành FEC Ken Matsuzawa cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản và ngược lại. Nhân dịp này, ông Matsuzawa cũng cảm ơn sự trợ giúp của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 và coi đó là biểu tượng trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Hội thảo Kinh tế Việt-Nhật do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Hội đồng Thúc đẩy Ngoại giao Nhân dân (FEC) của Nhật Bản tổ chức.
Cũng tại hội thảo, các đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương cùng với các tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng đã giới thiệu về môi trường và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào các ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng.
Trước đó, ngày 5/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng và các đại diện của một số bộ, ngành liên quan của Việt Nam./.
Phát biểu với khoảng 200 đại biểu tham dự Hội thảo Kinh tế Việt-Nhật lần thứ 5 ở thủ đô Tokyo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói trong các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua, Chính phủ Việt Nam “luôn đánh giá cao chất lượng và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản.”
Quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam hy vọng trong thời gian tới, Nhật Bản vẫn sẽ là đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, và FDI của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ không chỉ tăng mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng, đặc biệt là có thêm nhiều doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản vào đầu tư và kinh doanh thành công ở Việt Nam.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh: “Nhật Bản có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ và đạt được nhiều thành công trong phát triển các ngành công nghiệp này. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp này như nguồn nhân lực và tài nguyên dồi dào, lao động chăm chỉ và ham học hỏi. Sự kết hợp giữa các yếu tố lợi thế của hai nước sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.”
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định Việt Nam sẵn sàng có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư Nhật Bản như xây dựng riêng một khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ và miễn phí các dịch vụ pháp lý và dịch tài liệu khi đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp đó…
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hơn hai thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là một trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2011, tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp Nhật Bản đạt 21,6 tỷ USD, với 1.560 dự án đầu tư còn hiệu lực, đứng thứ 4/93 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình khẳng định Nhật Bản là một trong các đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam.
Đại sứ cho biết không chỉ có chính phủ, các địa phương ở Việt Nam cũng quan tâm tới việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản, đồng thời đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam và mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật.
Cùng chung quan điểm với Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Điều hành FEC Ken Matsuzawa cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản và ngược lại. Nhân dịp này, ông Matsuzawa cũng cảm ơn sự trợ giúp của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 và coi đó là biểu tượng trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Hội thảo Kinh tế Việt-Nhật do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Hội đồng Thúc đẩy Ngoại giao Nhân dân (FEC) của Nhật Bản tổ chức.
Cũng tại hội thảo, các đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương cùng với các tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng đã giới thiệu về môi trường và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào các ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng.
Trước đó, ngày 5/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng và các đại diện của một số bộ, ngành liên quan của Việt Nam./.
Thanh Tùng-Hồng Hà/Tokyo (Vietnam+)