Mùa lễ hội tại Mỹ năm 2011 được khích lệ không chỉ bởi thời tiết ấm áp so với năm 2010 lạnh giá và nhiều tuyết, mà còn nhờ sức mua tăng mạnh trong những ngày đầu tiên của mùa giảm giá. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, các "tín đồ mua sắm" đã trả lại tới 9,9% lượng hàng hóa mà họ đã mua kể từ ngày Thứ Sáu Đen 25/11.
Theo kết quả khảo sát đối với các hãng bán lẻ trên toàn quốc do Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF) vừa công bố, lượng hàng hóa mà khách hàng mua rồi trả lại cửa hàng trong mùa mua sắm năm nay tăng 0,1% so với năm 2010, trong đó hàng điện tử bị trả lại nhiều nhất.
Cuộc khảo sát do hãng tư vấn Accenture tiến hành với hơn 100 nhà sản xuất hàng điện tử cũng cho thấy, hơn một nửa hãng phải nhận lại số lượng hàng hóa đã bán ra với tỷ lệ nhiều hơn so với 3-4 năm gần đây.
Phần lớn những hàng hóa hoàn trả lại đều không có lỗi hay sai sót về kỹ thuật, thiết kế. Các cửa hàng và nhà sản xuất ước tính riêng đối với mặt hàng điện tử mà khách hàng trả lại trong năm nay, họ sẽ phải chi khoảng 17 tỷ USD để đóng gói lại, sửa chữa và đưa trở lại kho trước khi mang ra bán lại, tăng 21% so với cách đây 4 năm.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khách hàng thường bị "hoa mắt" với mức giảm giá "sốc" nên đua nhau mua sắm thoải mái và sau đó mới nhận ra rằng họ đã tiêu lẹm vào ngân sách gia đình.
[Doanh số trong ngày "Thứ Sáu đen" tăng kỷ lục]
Một nguyên nhân nữa là do các cửa hàng ở Mỹ trong năm nay cũng có các chính sách thoáng hơn cho việc cho trả lại hàng đã mua, như hãng Nordstrom hoàn lại tiền 100% trong khi trước đây họ từng thu phí 6%, thậm chí một số cửa hàng còn cho trả lại mà không cần mác hay hóa đơn; và cũng có những người trả lại vì cùng mặt hàng nhưng chỗ khác giảm giá thậm chí còn nhiều hơn. Giám đốc điều hành hãng tư vấn Accenture, Mitch Cline, nhận định xu hướng trả lại hàng năm nay sẽ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp vốn đã bị giảm lợi nhuận và chịu sức ép cạnh tranh.
Thông tin từ hãng Liquidation.com, ước tính tỷ lệ hàng trả lại có thể lên tới 12-15%. Nhà điều hành hãng, Bill Angrick, cho biết 4 nhà kho của hãng trên khắp nước Mỹ đang phải đóng gói lại điện thoại thông minh, máy thu hình và các mặt hàng khác với số lượng hàng nghìn chiếc.
Các cửa hàng ở Mỹ hy vọng trong mùa mua sắm mùa Đông 2011 có thể đạt doanh thu 453 tỷ USD. Trong hai tháng qua, sức mua của khách hàng đã chiếm 40% lượng hàng hóa mà họ thường mua trong cả năm. Trong đợt nghỉ dài ngày nhân "Lễ Tạ ơn" vào cuối tháng 11/2011, chi tiêu của khách hàng đạt mức kỷ lục 52,4 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tuần vừa rồi sức mua của người tiêu dùng đã giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Theo kết quả khảo sát đối với các hãng bán lẻ trên toàn quốc do Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF) vừa công bố, lượng hàng hóa mà khách hàng mua rồi trả lại cửa hàng trong mùa mua sắm năm nay tăng 0,1% so với năm 2010, trong đó hàng điện tử bị trả lại nhiều nhất.
Cuộc khảo sát do hãng tư vấn Accenture tiến hành với hơn 100 nhà sản xuất hàng điện tử cũng cho thấy, hơn một nửa hãng phải nhận lại số lượng hàng hóa đã bán ra với tỷ lệ nhiều hơn so với 3-4 năm gần đây.
Phần lớn những hàng hóa hoàn trả lại đều không có lỗi hay sai sót về kỹ thuật, thiết kế. Các cửa hàng và nhà sản xuất ước tính riêng đối với mặt hàng điện tử mà khách hàng trả lại trong năm nay, họ sẽ phải chi khoảng 17 tỷ USD để đóng gói lại, sửa chữa và đưa trở lại kho trước khi mang ra bán lại, tăng 21% so với cách đây 4 năm.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khách hàng thường bị "hoa mắt" với mức giảm giá "sốc" nên đua nhau mua sắm thoải mái và sau đó mới nhận ra rằng họ đã tiêu lẹm vào ngân sách gia đình.
[Doanh số trong ngày "Thứ Sáu đen" tăng kỷ lục]
Một nguyên nhân nữa là do các cửa hàng ở Mỹ trong năm nay cũng có các chính sách thoáng hơn cho việc cho trả lại hàng đã mua, như hãng Nordstrom hoàn lại tiền 100% trong khi trước đây họ từng thu phí 6%, thậm chí một số cửa hàng còn cho trả lại mà không cần mác hay hóa đơn; và cũng có những người trả lại vì cùng mặt hàng nhưng chỗ khác giảm giá thậm chí còn nhiều hơn. Giám đốc điều hành hãng tư vấn Accenture, Mitch Cline, nhận định xu hướng trả lại hàng năm nay sẽ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp vốn đã bị giảm lợi nhuận và chịu sức ép cạnh tranh.
Thông tin từ hãng Liquidation.com, ước tính tỷ lệ hàng trả lại có thể lên tới 12-15%. Nhà điều hành hãng, Bill Angrick, cho biết 4 nhà kho của hãng trên khắp nước Mỹ đang phải đóng gói lại điện thoại thông minh, máy thu hình và các mặt hàng khác với số lượng hàng nghìn chiếc.
Các cửa hàng ở Mỹ hy vọng trong mùa mua sắm mùa Đông 2011 có thể đạt doanh thu 453 tỷ USD. Trong hai tháng qua, sức mua của khách hàng đã chiếm 40% lượng hàng hóa mà họ thường mua trong cả năm. Trong đợt nghỉ dài ngày nhân "Lễ Tạ ơn" vào cuối tháng 11/2011, chi tiêu của khách hàng đạt mức kỷ lục 52,4 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tuần vừa rồi sức mua của người tiêu dùng đã giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Tuấn Đạt (TTXVN/Vietnam+)