Ngày 18/9, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã khai trương Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.
Trung tâm được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng trên tổng diện tích 3.500m2.
Tại đây trưng bày hơn 100 hiện vật quý hiếm, 387 hiện vật phục chế và 150 bức ảnh về đời sống văn hóa của người Chăm.
Các hiện vật được trưng bày tại nhiều khu riêng biệt, theo từng chủ đề chính là di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm; hình ảnh và cổ vật thuộc văn hóa Chăm; nông, ngư cụ truyền thống của người Chăm, các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công cổ truyền, các sản phẩm văn hóa phi vật thể...
Theo ông Lâm Quang Hiền - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào Chăm.
Trung tâm sẽ là khu trưng bày, giới thiệu, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của người Chăm, là điểm tham quan lý tưởng của du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm.
Trong kho tàng văn hóa Chăm ở Bình Thuận hiện còn lưu giữ bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm do gia đình bà Nguyễn Thị Thềm - hậu duệ của các đời vua Chăm thừa kế và bảo quản.
Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại, gồm 100 hiện vật quý có niên đại từ thế kỷ XIV-XVII như ấn kiếm, vương miện vua và hoàng hậu, các loại trang phục, phương tiện đồ dùng trong hoàng cung... thời vương triều Pôklong Mơhnai./.
Trung tâm được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng trên tổng diện tích 3.500m2.
Tại đây trưng bày hơn 100 hiện vật quý hiếm, 387 hiện vật phục chế và 150 bức ảnh về đời sống văn hóa của người Chăm.
Các hiện vật được trưng bày tại nhiều khu riêng biệt, theo từng chủ đề chính là di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm; hình ảnh và cổ vật thuộc văn hóa Chăm; nông, ngư cụ truyền thống của người Chăm, các loại nguyên liệu, công cụ, sản phẩm dệt thủ công cổ truyền, các sản phẩm văn hóa phi vật thể...
Theo ông Lâm Quang Hiền - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào Chăm.
Trung tâm sẽ là khu trưng bày, giới thiệu, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của người Chăm, là điểm tham quan lý tưởng của du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm.
Trong kho tàng văn hóa Chăm ở Bình Thuận hiện còn lưu giữ bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm do gia đình bà Nguyễn Thị Thềm - hậu duệ của các đời vua Chăm thừa kế và bảo quản.
Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại, gồm 100 hiện vật quý có niên đại từ thế kỷ XIV-XVII như ấn kiếm, vương miện vua và hoàng hậu, các loại trang phục, phương tiện đồ dùng trong hoàng cung... thời vương triều Pôklong Mơhnai./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)