Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, có tên quốc tế là Sơn Tinh, đang đi vào biển Đông, trực tiếp đe dọa đến vùng biển và đất liền nước ta, chiều 25/10), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt, bão Trung ương đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để đánh giá và đưa ra các phương án đối phó với tác động của cơn bão số 8.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực - Bộ đội Biên phòng, đến 15 giờ ngày 25/10 đã thông báo hướng dẫn cho 27.769 tàu với 157.744 người đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vẫn còn 290 tàu đang hoạt động với 2.708 người, chủ yếu là các tàu của Bình Định và Quảng Ngãi. Hiện các tàu này đã nhận thông tin về bão và bắt đầu di chuyển tìm nơi tránh bão.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là cơn bão di chuyển nhanh, có diễn biến phức tạp, khó xác định vùng đổ bổ. Đặc biệt, phía Bắc đang có không khí lạnh di chuyển xuống phía nam, khi kết hợp với bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Khu vực Bắc Bộ và Trung bộ có thể có mưa lên đến 400 - 500ml.
Cùng với các biện pháp đối phó với ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, các địa phương cần đề phòng với sạt lở đất do mưa. Các tỉnh có hồ chứa cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa và điều tiết mực nước hồ chứa một cách hợp lý, tránh để xảy ra những tình huống bất ngờ. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ cần chủ động tiêu nước khi có mưa, tránh xảy ra úng ngập, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất các loại cây màu trong vụ đông.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương và Bộ đội Biên phòng kêu gọi các tầu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển vào bờ để đảm bảo an toàn. Yêu cầu số 1 là người phải ở trên đất liền khi bão đến. Các địa phương khẩn trương rà soát, kiểm tra các khu vực dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng trũng, lòng bè nuôi trồng thủy sản để chủ động có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn.
Các tỉnh thuộc Khu 4 và Nam đồng bằng sông Hồng chịu tác động của mưa lớn cần phải đảm bảo việc tiêu úng ở các vùng không để ảnh hưởng đến vụ đông vừa mới xuống giống. Cùng với đó, phải kiểm tra nghiêm túc các khu vực hồ chứa, đê kè.
Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương cần nghiêm túc trực ban, thường xuyên báo các về Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; dự phòng thuốc men và lương thực ở những vùng dễ bị chia cắt khi có mưa bão đổ bộ./.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực - Bộ đội Biên phòng, đến 15 giờ ngày 25/10 đã thông báo hướng dẫn cho 27.769 tàu với 157.744 người đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vẫn còn 290 tàu đang hoạt động với 2.708 người, chủ yếu là các tàu của Bình Định và Quảng Ngãi. Hiện các tàu này đã nhận thông tin về bão và bắt đầu di chuyển tìm nơi tránh bão.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là cơn bão di chuyển nhanh, có diễn biến phức tạp, khó xác định vùng đổ bổ. Đặc biệt, phía Bắc đang có không khí lạnh di chuyển xuống phía nam, khi kết hợp với bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Khu vực Bắc Bộ và Trung bộ có thể có mưa lên đến 400 - 500ml.
Cùng với các biện pháp đối phó với ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, các địa phương cần đề phòng với sạt lở đất do mưa. Các tỉnh có hồ chứa cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa và điều tiết mực nước hồ chứa một cách hợp lý, tránh để xảy ra những tình huống bất ngờ. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ cần chủ động tiêu nước khi có mưa, tránh xảy ra úng ngập, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất các loại cây màu trong vụ đông.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương và Bộ đội Biên phòng kêu gọi các tầu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển vào bờ để đảm bảo an toàn. Yêu cầu số 1 là người phải ở trên đất liền khi bão đến. Các địa phương khẩn trương rà soát, kiểm tra các khu vực dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng trũng, lòng bè nuôi trồng thủy sản để chủ động có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn.
Các tỉnh thuộc Khu 4 và Nam đồng bằng sông Hồng chịu tác động của mưa lớn cần phải đảm bảo việc tiêu úng ở các vùng không để ảnh hưởng đến vụ đông vừa mới xuống giống. Cùng với đó, phải kiểm tra nghiêm túc các khu vực hồ chứa, đê kè.
Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương cần nghiêm túc trực ban, thường xuyên báo các về Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; dự phòng thuốc men và lương thực ở những vùng dễ bị chia cắt khi có mưa bão đổ bộ./.
Thanh Tuấn (TTXVN)