Thương hiệu bò H’Mông

Khẳng định thương hiệu thịt bò H’Mông Cao Bằng

Thịt bò H’Mông Cao Bằng ngon hơn thịt bò thường bởi có xuất xứ từ giống bò quý hiếm, được chăn nuôi và giết mổ theo quy trình sạch.
Mùa Xuân này, bà con chăn nuôi bò của tỉnh Cao Bằng được đón một cái Tết vui hơnbởi thương hiệu thịt bò H’Mông Cao Bằng đã được người dân cả nước biết đến.

Bà con giờ đã có thể yên tâm phát triển chăn nuôi bò theo hướng xóa đóigiảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, xây dựng đời sống ấm no hạnhphúc.

Thịt bò H’Mông Cao Bằng - Đặc sản vùng cao

Từlâu, đồng bào dân tộc H’Mông đã có truyền thống chăn nuôi bò. Họ quýtrọng con bò, coi như một tài sản lớn của gia đình, bởi nó mang lạinhiều giá trị kinh tế. Điều đặc biệt là giống bò mà người H’Mông chăn nuôi là giống bò uto khỏe, quý hiếm. Bà con chăm sóc bò rất cẩn thận và có những bí quyếtriêng trong chăn nuôi những chú bò quý của mình.

Bò của ngườiH’Mông thường được nuôi trong môi trường trong sạch, ở độ cao trên1.000m so với mặt nước biển. Thức ăn chính của chúng là những cỏ cây tựnhiên, uống nguồn nước từ khe suối rừng, không ăn thức ăn tăng trọng hay hoocmon sinh trưởng nên thịt bò trong sạch nguyên chất.

Pháthiện những phẩm chất quý giá và tiềm năng kinh tế của thịt bò H’Mông,Dự án Superchian/Malica/IFAD và Dự án phát triển kinh doanh với ngườinghèo tỉnh Cao Bằng (DBRP) đã hỗ trợ đồng bào H’Mông kỹ thuật chănnuôi, chăm sóc, xây dựng thương hiệu và tìm thị trường tiêu thụ bò chobà con.

Để thịt bò H’Mông trở thành hàng hóa và có thương hiệu, phải đảm bảo quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, chăm sóc,phòng bệnh cho đến giết mổ, kiểm dịch, đóng gói, bảo quản sản phẩm...

Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, tháng 12/2011, sản phẩm thịt bò H’Mông Cao Bằng đã được Cục Sở hữu trí tuệcấp văn bằng bảo hộ sở hữu nhãn hiệu tập thể chính thức.

Nhữngngày đầu khi mới xây dựng thương hiệu thịt bò H’Mông Cao Bằng, DBRP gặpnhiều khó khăn vì bà con vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng hàng còn ít nênkhông đủ bán trong các siêu thị tại Hà Nội, chỉ bán chủ yếu vào cácngày cuối tuần, các dịp lễ tết nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Đếnnay, thịt bò H’Mông Cao Bằng đã có mặt tại các hệ thống cơ sở các nhà hàng lớn ở thị trường Hà Nội.

Đánh giá vềchất lượng sản phẩm, chị Nguyễn Thị Hồng ở Cầu Giấy (Hà Nội) - một kháchhàng thường xuyên mua thịt bò H’Mông Cao Bằng cho biết: “Thịt bò H’MôngCao Bằng ngon hơn nhiều so với loại thịt bò được bán trôi nổi trên thịtrường. Thịt mềm, đỏ tươi, thơm ngọt, mùi vị đặc trưng, đảm bảo vệ sinhan toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên chúng tôi rất yên tâm khi sửdụng.”

Vừa qua, Hội chăn nuôi và tiêu thụ thịt bò H’Mông CaoBằng đã ký hợp đồng đưa thịt bò H'Mông vào tiêu thụ tại Siêu thị BicC Thăng Long - HàNội. Từ đây, thịt bò H’Mông Cao Bằng sẽ có thị trường tiêu thụ rộng lớnhơn, mở ra một tương lai tốt đẹp cho nghề chăn nuôi của đồng bào vùngcao.

Bò H’Mông giúp nông dân làm giàu

Chăn nuôi bò ở Cao Bằng có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiêntrước khi Dự án DBRP được triển khai, người chăn nuôi vẫn gặp rất nhiều khókhăn. Kỹ thuật chăn nuôi chưa cao nên bò thường bị chết rét, chết bệnhhoặc gầy yếu, làm giảm giá trị của bò. Nông dân chưa có tổ chức, liênkết nên người chăn nuôi thường bị tư thương ép giá, dễ bị tổn thương bởithị trường giá lên xuống thất thường…

Thấu hiểu những khó khăn củangười chăn nuôi, Dự án DBRP đã liên kết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tham giavào các Nhóm sở thích để hỗ trợ nhau phát triển chăn nuôi, tạo thànhhàng hóa, cung cấp thịt bò chất lượng cao cho các nhà hàng, siêu thị,khách sạn, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa, tăng thêm thu nhập cho cáchộ dân và các đơn vị tham gia phân phối sản phẩm.

Anh Lầu VănChính ở Lũng Nái, xã Vần Dính, huyện Hà Quảng cho biết: "Từ khi tham gia Nhóm sở thích, tôi được dự án hỗ trợ tập huấn phương pháp chọn bògiống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến cỏ voi, cỏVA06, phương pháp ủ chua thức ăn thô xanh… Nhờ đó, đàn bò của tôi pháttriển tốt, khỏe mạnh, bán được giá, mang lại thu nhập cho gia đình."

Bên cạnh việc được hỗ trợ kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi, các hộ thamgia Hội (hiện có khoảng hơn 1500 hộ tham gia) còn được bán bò cho lòmổ với giá cao hơn ngoài thị trường từ 3%-5%.

Ngoài quyền lợi đượchưởng, các nhóm chăn nuôi phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chănnuôi bò thịt H’Mông. Các lò mổ được hỗ trợ phải cam kết thumua bò của các Nhóm sở thích, giết mổ theo đúng quy trình kỹ thuật, đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật cho các hộchăn nuôi, Dự án còn hỗ trợ xây dựng, nâng cấp lò mổ đạt tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm để tham gia vào quá trình thu mua, giết mổ, phânphối thịt bò.

Thịt bò H’Mông là sản phẩm cao cấp nên giá bán lẻ cao hơn30-45% so với giá thịt bò bán ngoài thị trường. Vì vậy, người dân thamgia vào Hội, chăn nuôi bò H’Mông bán được giá cao hơn, có thu nhập tăngthêm từ 10-20% giá trị tính trên 1kg thịt bò.

Ông Nông MinhThắng - Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án DBRP cho biết để khẳng địnhvà giữ vững thương hiệu, còn rất nhiều việc phải làm. Đầu tiên là cầntạo ra đủ nguồn hàng để cung cấp cho thị trường. Muốn có đủ số lượng,tỉnh cần nhanh chóng phát triển đàn bò thông qua các chính sách hỗ trợngười dân trồng cỏ, nhân rộng giống bò H’Mông.

Bên cạnh đó, cần làm tốtcông tác kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh pha tạpcác loại thịt bò chất lượng kém, đảm bảo không có tồn dư chất khángsinh, không có dịch bệnh. Trong thời gian tới Ban quản lý Dự án DBRP sẽ tiếp tục hỗtrợ Hội chăn nuôi và tiêu thụ thịt bò H’Mông mở rộng thị trường tiêuthụ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Nếu thành công, Dự án sẽ hướng đến mục tiêu giàu tiềm năng hơn là thịtrường nước ngoài./.

Quốc Đạt (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.