Không phải ngẫu nhiên mà hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) lại thường diễn ra ở những khu nghỉ mát yên tĩnh, cách xa sự ồn ào của đô thị.
Năm nay cũng vậy. Nước chủ nhà Anh chọn khu nghỉ dưỡng Lough Erne ở Bắc Ireland để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 trong hai ngày 17-18/6.
Có lẽ chương trình nghị sự với nhiều vấn đề hóc búa, cộng với sức nóng từ bên ngoài phòng họp do làn sóng biểu tình chống chủ nghĩa tư bản là những lý do giải thích cho quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức hội nghị với sự tham gia của hầu hết các cường quốc trên thế giới.
Nước Anh đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 gần đây nhất là năm 2005. Khi đó, nền kinh tế thế giới vẫn đang trên đà tăng trưởng với những gam màu tươi sáng. Tuy nhiên, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi họ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên G8 năm 2013.
Nền kinh tế thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài. Hiện châu Âu, nơi chiếm một nửa số thành viên G8, vẫn đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro.
Ngay trước thềm hội nghị, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng chậm hơn mức dự báo 3,3% và triển vọng phục hồi vẫn rất mong manh.
Trong bối cảnh đó, bản đồ ảnh hưởng về tiềm lực kinh tế trên thế giới dường như đã có sự thay đổi đáng kể khi động lực tăng trưởng chuyển dịch về phía Đông.
Trung Quốc - một nước không thuộc G8 - lại được coi là "đầu tàu" của nền kinh tế toàn cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước G8 vẫn còn rất ì ạch.
Xuất phát từ thực tế này, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, thịnh vượng và phát triển trên toàn thế giới, Anh đã xác định ba nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự của hội nghị là đẩy mạnh hoạt động thương mại, tuân thủ các quy định về thuế, đảm bảo tính minh bạch và công khai.
Anh coi đây là những thách thức chung, đòi hỏi các nhà lãnh đạo G8 phải tìm được sự đồng thuận để góp phần khôi phục tăng trưởng mạnh và bền vững cho kinh tế toàn cầu.
Điều đó có nghĩa là tất cả các thỏa thuận thương mại, chí ít là giữa các nước G8, sẽ phải hoàn tất để tạo đà cho nỗ lực hợp tác toàn diện. Hơn nữa, Thủ tướng Anh David Cameron muốn tranh thủ diễn đàn G8 để thúc đẩy hiệp định mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu.
[Anh siết chặt an ninh trước Hội nghị thượng đỉnh G-8]
Đây được coi là câu trả lời của ông với người dân nước Anh rằng họ sẽ có lợi ích chiến lược lâu dài nếu tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, dư luận tỏ ra hoài nghi về kết quả mà hội nghị lần này đạt được. Những cạnh tranh về ảnh hưởng và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước lớn vẫn là trở ngại muôn thủa có thể làm tiêu tan bất cứ hy vọng nào vào hai ngày diễn ra hội nghị.
Các nhà lãnh đạo G8 đến khu nghỉ dưỡng ở Bắc Ireland lần này không phải chỉ bàn về vấn đề kinh tế. Cuộc nội chiến ở Syria có nguy cơ sẽ phủ bóng đen lên bàn hội nghị nếu các cường quốc không tìm được tiếng nói chung.
Mỹ, Anh và Pháp không giấu giếm ý định gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin để Nga phải thỏa hiệp và điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn với Tổng thống Syria Basha al-Assad.
Ngay trước thềm hội nghị, tình báo Mỹ cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học và Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra quyết định sẽ trợ giúp vũ khí cho phe đối lập ở quốc gia Trung Đông này. Động thái của Mỹ đã châm ngòi cho những phản ứng khá gay gắt từ phía Mátxcơva.
Mỹ chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập ở Syria, nhưng phần nào đã đẩy "quả bóng" sang "sân" Nga.
Với cách tiếp cận còn tồn tại nhiều khác biệt, việc các nước lớn đạt được một giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria dường như khó khả thi. Đó là chưa kể đến những căng thẳng có thể nảy sinh giữa Nga và phương Tây sau quyết định của Mỹ.
Cộng đồng quốc tế đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ Bắc Ireland để nuôi hy vọng vào một tương lai sáng lạn hơn của nền kinh tế toàn cầu, vì sự phát triển và thịnh vượng chung.
Tuy nhiên, thật khó tạo được bước đột phá khi các nhà lãnh đạo G8 chưa thể tìm được tiếng nói chung về nhiều vấn đề./.
Năm nay cũng vậy. Nước chủ nhà Anh chọn khu nghỉ dưỡng Lough Erne ở Bắc Ireland để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 trong hai ngày 17-18/6.
Có lẽ chương trình nghị sự với nhiều vấn đề hóc búa, cộng với sức nóng từ bên ngoài phòng họp do làn sóng biểu tình chống chủ nghĩa tư bản là những lý do giải thích cho quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức hội nghị với sự tham gia của hầu hết các cường quốc trên thế giới.
Nước Anh đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 gần đây nhất là năm 2005. Khi đó, nền kinh tế thế giới vẫn đang trên đà tăng trưởng với những gam màu tươi sáng. Tuy nhiên, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi họ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên G8 năm 2013.
Nền kinh tế thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài. Hiện châu Âu, nơi chiếm một nửa số thành viên G8, vẫn đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro.
Ngay trước thềm hội nghị, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng chậm hơn mức dự báo 3,3% và triển vọng phục hồi vẫn rất mong manh.
Trong bối cảnh đó, bản đồ ảnh hưởng về tiềm lực kinh tế trên thế giới dường như đã có sự thay đổi đáng kể khi động lực tăng trưởng chuyển dịch về phía Đông.
Trung Quốc - một nước không thuộc G8 - lại được coi là "đầu tàu" của nền kinh tế toàn cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước G8 vẫn còn rất ì ạch.
Xuất phát từ thực tế này, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, thịnh vượng và phát triển trên toàn thế giới, Anh đã xác định ba nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự của hội nghị là đẩy mạnh hoạt động thương mại, tuân thủ các quy định về thuế, đảm bảo tính minh bạch và công khai.
Anh coi đây là những thách thức chung, đòi hỏi các nhà lãnh đạo G8 phải tìm được sự đồng thuận để góp phần khôi phục tăng trưởng mạnh và bền vững cho kinh tế toàn cầu.
Điều đó có nghĩa là tất cả các thỏa thuận thương mại, chí ít là giữa các nước G8, sẽ phải hoàn tất để tạo đà cho nỗ lực hợp tác toàn diện. Hơn nữa, Thủ tướng Anh David Cameron muốn tranh thủ diễn đàn G8 để thúc đẩy hiệp định mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu.
[Anh siết chặt an ninh trước Hội nghị thượng đỉnh G-8]
Đây được coi là câu trả lời của ông với người dân nước Anh rằng họ sẽ có lợi ích chiến lược lâu dài nếu tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, dư luận tỏ ra hoài nghi về kết quả mà hội nghị lần này đạt được. Những cạnh tranh về ảnh hưởng và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước lớn vẫn là trở ngại muôn thủa có thể làm tiêu tan bất cứ hy vọng nào vào hai ngày diễn ra hội nghị.
Các nhà lãnh đạo G8 đến khu nghỉ dưỡng ở Bắc Ireland lần này không phải chỉ bàn về vấn đề kinh tế. Cuộc nội chiến ở Syria có nguy cơ sẽ phủ bóng đen lên bàn hội nghị nếu các cường quốc không tìm được tiếng nói chung.
Mỹ, Anh và Pháp không giấu giếm ý định gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin để Nga phải thỏa hiệp và điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn với Tổng thống Syria Basha al-Assad.
Ngay trước thềm hội nghị, tình báo Mỹ cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học và Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra quyết định sẽ trợ giúp vũ khí cho phe đối lập ở quốc gia Trung Đông này. Động thái của Mỹ đã châm ngòi cho những phản ứng khá gay gắt từ phía Mátxcơva.
Mỹ chưa đưa ra kế hoạch chi tiết về cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập ở Syria, nhưng phần nào đã đẩy "quả bóng" sang "sân" Nga.
Với cách tiếp cận còn tồn tại nhiều khác biệt, việc các nước lớn đạt được một giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria dường như khó khả thi. Đó là chưa kể đến những căng thẳng có thể nảy sinh giữa Nga và phương Tây sau quyết định của Mỹ.
Cộng đồng quốc tế đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ Bắc Ireland để nuôi hy vọng vào một tương lai sáng lạn hơn của nền kinh tế toàn cầu, vì sự phát triển và thịnh vượng chung.
Tuy nhiên, thật khó tạo được bước đột phá khi các nhà lãnh đạo G8 chưa thể tìm được tiếng nói chung về nhiều vấn đề./.
Lê Phương (TTXVN)