“Qua miền Tây Bắc-Sơn La năm 2011” sẽ được tổ chức tại trung tâm huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ ngày 27/8 đến 2/9/2011, là chương trình quy mô đầu tiên tỉnh Sơn La giới thiệu sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và du lịch văn hóa lịch sử tới du khách.
Đây cũng được coi là “phát súng khai hỏa” để tỉnh miền núi vốn có nhiều tiềm năng còn chưa được quan tâm khai thác này tiến tới liên kết vùng miền với các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu và mở rộng ra các tỉnh khác thuộc Tây Bắc trong hoạt động quảng bá du lịch.
“Phát súng” của du lịch Sơn La
Chương trình mang tính khởi động, đánh thức tiềm năng du lịch bị bỏ quên bấy lâu của tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi lân cận được xây dựng trên lợi thế Tây Bắc không chỉ có những cung đường uốn lượn, dốc chồng dốc uốn lượn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và những cung đường ghi dấu ấn các địa danh vang dội của lịch sử quân và dân Việt Nam mà mảnh đất ấy còn đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền độc đáo, đa dạng và sắc nét.
Tổng hòa những đặc điểm đó đã trở thành tiềm năng lớn về du lịch lịch sử, văn hóa kết hợp sinh thái trên cơ sở tôn trọng và khai thác tối đa các yếu tố đó.
“Đây là một hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch Sơn La, đặc biệt là quảng bá du lịch Mộc Châu, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, văn hóa vùng miền, các sản vật phong phú của Sơn La cũng như các tỉnh Tây Bắc. Bên cạnh đó, góp phần nâng tầm và cải biên, phát triển một số sản phẩm văn hóa, du lịch Sơn La, phát triển du lịch văn hóa nhưng vẫn vẹn nguyên nét đẹp ban sơ,” Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình, bà Mai Thu Hương nhấn mạnh.
Lần đầu tiên thực hiện ý tưởng có quy mô như vậy nên Ban tổ chức kỳ vọng sau đây có thể xây dựng được thương hiệu du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của Tây Bắc, đưa Sơn La trở thành một trung tâm du lịch vùng Tây Bắc.
Không dừng lại ở đó, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Trưởng ban tổ chức Chương trình Cầm Ngọc Minh cũng bày tỏ: “Kỳ vọng của chúng tôi qua chương trình lần này là làm sao được khách trong nước và ngoài nước biết đến du lịch vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng với các sản phẩm du lịch đặc thù liên kết giữa các tỉnh đồng thời có nhiều doanh nghiệp tìm đến và đầu tư. Ngoài ra tôi cùng hy vọng sau chương trình này sẽ có thêm những nghiên cứu lịch sử về Điện Biên Phủ, mảnh đất địa đầu phía Tây Bắc của Tổ quốc.”
Ông Minh cho rằng mong muốn của mình hoàn toàn có cơ sở dựa vào những lợi thế: “Lợi thế lớn nhất của Sơn La là vùng cao nguyên Mộc Châu, nơi có khí hậu rất tuyệt vời, cảnh quan thiên nhiên như đồi chè, trang trại bò sữa, rồi những cánh rừng hoang sơ. Đặc biệt là khu quy hoạch sản phẩm nông nghiệp công nghệ trồng các loại hoa cao cấp, rau quả sạch, an toàn...”
Bức tranh “vẽ” bằng rau, củ, quả
Bà Mai Thu Hương cho biết, Chương trình du lịch “Qua miền Tây Bắc-Sơn La năm 2011” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn kéo dài trong một tuần. Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 tối 27/8 tại huyện Mộc Châu sẽ là điểm nhấn khai mạc với các vũ điệu nghệ thuật, những hình ảnh chắt lọc về nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa của Sơn La và trong mối liên kết với một số tỉnh Tây Bắc.
Bên cạnh đó là hội trại văn hóa, hội chợ du lịch kết hợp thương mại, nông sản và trình diễn ẩm thực dân tộc cùng các hoạt động như: Tuần phim và Ký sự du lịch Tây Bắc; Thi thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian; Chương trình nghệ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9 cùng các hoạt động phụ trợ như: Triển lãm ảnh; Hội xòe bản Áng; Tham quan các điểm du lịch Hang Dơi, thác Dải Yếm và đồn Mộc Lỵ sẽ giúp du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về bản sắc địa phương.
Với mục tiêu đưa lễ hội du lịch bám chắc trong lòng dân nên tại Hội trại văn hóa lần này, bà con các dân tộc ở Mộc Châu, Sơn La và các tỉnh Tây Bắc có thể mang sản phẩm do mình tự làm ra đến giới thiệu tại Hội trại. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc và do chính bà con thể hiện sẽ được giới thiệu đến du khách qua Hội xòe bản Áng.
Đặc biệt, Ban tổ chức cho biết, điểm nhấn của Hội trại văn hóa chính là bức tranh sinh thái về phong cảnh Mộc Châu được “vẽ” bằng các loại rau, củ, quả sạch (sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao) trồng tại Mộc Châu.
“Chúng tôi hy vọng bức tranh sinh thái này sẽ được Trung tâm xét kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness,” Giám đốc Công ty cổ phần Quảng cáo, Thương mại và Xây dựng Anh Sơn Phùng Thị Ngọc Phượng nói./.
Đây cũng được coi là “phát súng khai hỏa” để tỉnh miền núi vốn có nhiều tiềm năng còn chưa được quan tâm khai thác này tiến tới liên kết vùng miền với các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu và mở rộng ra các tỉnh khác thuộc Tây Bắc trong hoạt động quảng bá du lịch.
“Phát súng” của du lịch Sơn La
Chương trình mang tính khởi động, đánh thức tiềm năng du lịch bị bỏ quên bấy lâu của tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi lân cận được xây dựng trên lợi thế Tây Bắc không chỉ có những cung đường uốn lượn, dốc chồng dốc uốn lượn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và những cung đường ghi dấu ấn các địa danh vang dội của lịch sử quân và dân Việt Nam mà mảnh đất ấy còn đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền độc đáo, đa dạng và sắc nét.
Tổng hòa những đặc điểm đó đã trở thành tiềm năng lớn về du lịch lịch sử, văn hóa kết hợp sinh thái trên cơ sở tôn trọng và khai thác tối đa các yếu tố đó.
“Đây là một hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch Sơn La, đặc biệt là quảng bá du lịch Mộc Châu, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, văn hóa vùng miền, các sản vật phong phú của Sơn La cũng như các tỉnh Tây Bắc. Bên cạnh đó, góp phần nâng tầm và cải biên, phát triển một số sản phẩm văn hóa, du lịch Sơn La, phát triển du lịch văn hóa nhưng vẫn vẹn nguyên nét đẹp ban sơ,” Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình, bà Mai Thu Hương nhấn mạnh.
Lần đầu tiên thực hiện ý tưởng có quy mô như vậy nên Ban tổ chức kỳ vọng sau đây có thể xây dựng được thương hiệu du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của Tây Bắc, đưa Sơn La trở thành một trung tâm du lịch vùng Tây Bắc.
Không dừng lại ở đó, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Trưởng ban tổ chức Chương trình Cầm Ngọc Minh cũng bày tỏ: “Kỳ vọng của chúng tôi qua chương trình lần này là làm sao được khách trong nước và ngoài nước biết đến du lịch vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng với các sản phẩm du lịch đặc thù liên kết giữa các tỉnh đồng thời có nhiều doanh nghiệp tìm đến và đầu tư. Ngoài ra tôi cùng hy vọng sau chương trình này sẽ có thêm những nghiên cứu lịch sử về Điện Biên Phủ, mảnh đất địa đầu phía Tây Bắc của Tổ quốc.”
Ông Minh cho rằng mong muốn của mình hoàn toàn có cơ sở dựa vào những lợi thế: “Lợi thế lớn nhất của Sơn La là vùng cao nguyên Mộc Châu, nơi có khí hậu rất tuyệt vời, cảnh quan thiên nhiên như đồi chè, trang trại bò sữa, rồi những cánh rừng hoang sơ. Đặc biệt là khu quy hoạch sản phẩm nông nghiệp công nghệ trồng các loại hoa cao cấp, rau quả sạch, an toàn...”
Bức tranh “vẽ” bằng rau, củ, quả
Bà Mai Thu Hương cho biết, Chương trình du lịch “Qua miền Tây Bắc-Sơn La năm 2011” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn kéo dài trong một tuần. Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 tối 27/8 tại huyện Mộc Châu sẽ là điểm nhấn khai mạc với các vũ điệu nghệ thuật, những hình ảnh chắt lọc về nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa của Sơn La và trong mối liên kết với một số tỉnh Tây Bắc.
Bên cạnh đó là hội trại văn hóa, hội chợ du lịch kết hợp thương mại, nông sản và trình diễn ẩm thực dân tộc cùng các hoạt động như: Tuần phim và Ký sự du lịch Tây Bắc; Thi thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian; Chương trình nghệ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9 cùng các hoạt động phụ trợ như: Triển lãm ảnh; Hội xòe bản Áng; Tham quan các điểm du lịch Hang Dơi, thác Dải Yếm và đồn Mộc Lỵ sẽ giúp du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về bản sắc địa phương.
Với mục tiêu đưa lễ hội du lịch bám chắc trong lòng dân nên tại Hội trại văn hóa lần này, bà con các dân tộc ở Mộc Châu, Sơn La và các tỉnh Tây Bắc có thể mang sản phẩm do mình tự làm ra đến giới thiệu tại Hội trại. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc và do chính bà con thể hiện sẽ được giới thiệu đến du khách qua Hội xòe bản Áng.
Đặc biệt, Ban tổ chức cho biết, điểm nhấn của Hội trại văn hóa chính là bức tranh sinh thái về phong cảnh Mộc Châu được “vẽ” bằng các loại rau, củ, quả sạch (sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao) trồng tại Mộc Châu.
“Chúng tôi hy vọng bức tranh sinh thái này sẽ được Trung tâm xét kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness,” Giám đốc Công ty cổ phần Quảng cáo, Thương mại và Xây dựng Anh Sơn Phùng Thị Ngọc Phượng nói./.
ChiLê (Vietnam+)