Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan sẽ đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, thương mại, dịch vụ và đầu tư cho các bên tham gia.
Bên lề phiên họp thứ nhất của nhóm nghiên cứu hỗ trợ đàm phán, tổ chức sáng 11/10 tại Hà Nội, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định, đây là mốc quan trọng để các bên triển khai những bước tiếp theo để nhanh chóng ký kết Hiệp định.
Phiên thảo luận đầu tiên của Nhóm sẽ tập trung vào các nội dung của điều khoản tham chiếu cho hoạt động của Nhóm nghiên cứu trong giai đoạn tới như phạm vi và nội dung của để cương nghiên cứu tác động FTA đến các bên...
Ông Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Nga quan tâm đến FTA với Việt Nam, bởi Việt Nam có thể trở thành một vị trí chiến lược quan trọng để Nga lấy lại được sự hiện diện của mình ở châu Á.
“Điểm rõ nhất là Nga có thể lấy Việt Nam làm điểm tựa để đi ra các nước châu Á, đặc biệt là các nước khu vực ASEAN,” ông Hải nói.
Bên cạnh đó, việc đàm phán thánh công FTA sẽ giúp những mặt hàng là thế mạnh của hai bên tăng trưởng tốt. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may; ngược lại Nga có phân bón, dầu khí, năng lượng nguyên tử, công nghiệp nặng, ô tô.
Dự báo, năm 2011, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga sẽ đạt 3 tỷ USD và trong tương lai gần sẽ đạt được 10 tỷ USD, đây là con số rất đáng kể bởi kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU hiện chưa đến 10 tỷ USD, trong đó lớn nhất là giữa Việt Nam – Liên bang Đức là 3 tỷ USD.
Cũng theo ông Hải, việc Nga chưa tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA và phía Nga đã có báo cáo riêng đánh giá tác động này gửi các nước đã ký kết.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược nhiều mặt giữa Việt Nam và Nga, cũng như với Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan, lãnh đạo cấp cao các bên tham gia cũng đã thống nhất nghiên cứu khả năng tiến tới ký kết FTA trong thời gian tới.
Theo lộ trình, các phiên đàm phán giữa các bên tham gia FTA sẽ trải qua ba phần gồm đàm phán liên quan đến hàng rào thuế quan; liên quan đến dịch vụ và đầu tư; liên quan đến sở hữu trí tuệ./.
Bên lề phiên họp thứ nhất của nhóm nghiên cứu hỗ trợ đàm phán, tổ chức sáng 11/10 tại Hà Nội, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định, đây là mốc quan trọng để các bên triển khai những bước tiếp theo để nhanh chóng ký kết Hiệp định.
Phiên thảo luận đầu tiên của Nhóm sẽ tập trung vào các nội dung của điều khoản tham chiếu cho hoạt động của Nhóm nghiên cứu trong giai đoạn tới như phạm vi và nội dung của để cương nghiên cứu tác động FTA đến các bên...
Ông Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Nga quan tâm đến FTA với Việt Nam, bởi Việt Nam có thể trở thành một vị trí chiến lược quan trọng để Nga lấy lại được sự hiện diện của mình ở châu Á.
“Điểm rõ nhất là Nga có thể lấy Việt Nam làm điểm tựa để đi ra các nước châu Á, đặc biệt là các nước khu vực ASEAN,” ông Hải nói.
Bên cạnh đó, việc đàm phán thánh công FTA sẽ giúp những mặt hàng là thế mạnh của hai bên tăng trưởng tốt. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may; ngược lại Nga có phân bón, dầu khí, năng lượng nguyên tử, công nghiệp nặng, ô tô.
Dự báo, năm 2011, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga sẽ đạt 3 tỷ USD và trong tương lai gần sẽ đạt được 10 tỷ USD, đây là con số rất đáng kể bởi kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU hiện chưa đến 10 tỷ USD, trong đó lớn nhất là giữa Việt Nam – Liên bang Đức là 3 tỷ USD.
Cũng theo ông Hải, việc Nga chưa tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA và phía Nga đã có báo cáo riêng đánh giá tác động này gửi các nước đã ký kết.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược nhiều mặt giữa Việt Nam và Nga, cũng như với Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan, lãnh đạo cấp cao các bên tham gia cũng đã thống nhất nghiên cứu khả năng tiến tới ký kết FTA trong thời gian tới.
Theo lộ trình, các phiên đàm phán giữa các bên tham gia FTA sẽ trải qua ba phần gồm đàm phán liên quan đến hàng rào thuế quan; liên quan đến dịch vụ và đầu tư; liên quan đến sở hữu trí tuệ./.
Đức Duy (Vietnam+)