Khôi phục kinh tế toàn cầu mang tương lai cho ASEAN

Sự tăng trưởng trở lại của Eurozone và chính sách mới của Mỹ sẽ mang lại cho ASEAN các điều kiện cần thiết.

Sự tăng trưởng trở lại của khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) và chính sách mới của Mỹ hướng về châu Á sẽ cung cấp cho các quốc gia ASEAN điều kiện cần thiết để ban hành cải cách kinh tế và xã hội.

Khi kết hợp điều này với nỗ lực cắt giảm lạm phát của Trung Quốc, các quốc gia như Việt Nam có thể đưa vào các kế hoạch cần thiết để tăng cường hơn nữa thương mại quốc tế và liên kết đầu tư.

Tuy nhiên, các quốc gia này cần phải thể hiện năng lực quản lý tài chính đủ để duy trì sự tự tin của nhà đầu tư tiềm năng.

Đây là nhận định của Hiệp hội kiểm toán và công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) trong báo cáo mang tên Tầm nhìn kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia).

Theo báo cáo, sự gia tăng nhu cầu của khu vực Eurozone và Mỹ đối với việc xuất khẩu của ASEAN sẽ giúp bù đắp phần nào nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi sự phục hồi về nhu cầu xuất khẩu từ châu Âu và Mỹ sẽ không làm tăng đáng kể mức độ xuất khẩu ASEAN, sẽ giúp giảm bớt lực cản đối với việc tăng trưởng xuất khẩu trong khu vực, điều đã được dự đoán trước trong vài năm qua.

Ông Douglas McWilliams, Kinh tế trưởng của ICAEW và Chủ tịch điều hành của CEBR cho biết: "Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ khuyến khích tự do thương mại và tăng cường cạnh tranh, và từ đó sẽ dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực trở nên hiệu quả hơn và năng động hơn - điều này chính là một cú hích cần thiết để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều năm tới.

"Tuy nhiên, mức nợ công tăng ở các nước Đông Nam Á như Malaysia và Philippines cũng là một vấn đề đáng lo ngại," ông nói thêm. Mức nợ cao thường được các nhà đầu tư xem như là một trạng thái tiêu cực của nền kinh tế đất nước, bất chấp trạng thái cơ bản của sức khỏe kinh tế đất nước như thế nào.

Nếu nỗi lo ngại của nhà đầu tư trong việc e sợ bị mất đi lợi nhuận trở nên đủ mạnh để gây ra sự gia tăng lớn trong chi phí vay, đi cùng với nó sẽ là việc những kỳ vọng không được hồi đáp của các nhà đầu tư về lợi nhuận mong muốn.

Hơn nữa, chi phí dịch vụ và thanh khoản một lượng lớn nợ công sẽ có tác động đáng kể đối với chi tiêu chính phủ trong tương lai bên cạnh đầu tư và tiêu dùng hộ gia đình. Điều này cũng sẽ làm cho kinh tế các nước trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực, ICAEW Đông Nam Á, cho biết các Ngân hàng Trung ương của ASEAN đã tăng đều dự trữ tiền tệ của họ trong thập kỷ trước, điều có thể giúp họ rất nhiều trong việc vượt qua khấu hao tiền tệ.

Những biện pháp này được thực hiện sau khi khủng hoảng tài chính ASEAN xảy ra, khi luồng vốn tuôn ra nước ngoài bất ngờ tăng cao khiến chính phủ bất ngờ, và sẽ giúp các chính phủ trong khu vực phản ứng tốt hơn với biến động toàn cầu.

Nhiệm vụ của các cơ quan Quản lý tài chính công sẽ là thiết yếu trong việc dự báo các tình hình, tuy nhiên phải đảm bảo rằng các quốc gia vẫn tận dụng được cơ hội để phát triển và quản lý được những mong đợi về lợi nhuận từ các nhà đầu tư nước ngoài./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục