Cuộc hội đàm kéo dài 7 tiếng đồng hồ giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 11/11 đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ bước đột phá nào về tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Tuyên bố chung sau cuộc gặp ở New York không đưa ra bất cứ gợi ý nào về cách thức hai bên phá vỡ thế bế tắc của cuộc hòa đàm Trung Đông liên quan đến hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ và Thủ tướng Israel cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục quá trình đàm phán trực tiếp, vốn bị ngưng trệ do những tranh cãi về hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái trên phần đất bị Israel chiếm đóng.
Bà H.Clinton và ông Netanyahu đã đề cập tới "việc tạo điều kiện để nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm khai thông bế tắc, mở ra một giải pháp hai nhà nước."
Hai nhà lãnh đạo khẳng định các nhóm làm việc của các bên liên quan sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong những ngày tới vì mục tiêu nối lại thương lượng trực tiếp.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh những yêu cầu an ninh của Israel "sẽ được xem xét đầy đủ trong mọi thỏa thuận hòa bình trong tương lai với người Palestine."
Tuy nhiên, thông cáo cuối cùng không đề cập trực tiếp vấn đề gây tranh cãi nhiều ngày qua liên quan đến khu định cư Do Thái.
Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ mong muốn tìm ra một giải pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, trên cơ sở hai nhà lãnh đạo của Israel và Palestine đã cam kết ủng hộ một giải pháp hai nhà nước./.
Tuyên bố chung sau cuộc gặp ở New York không đưa ra bất cứ gợi ý nào về cách thức hai bên phá vỡ thế bế tắc của cuộc hòa đàm Trung Đông liên quan đến hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ và Thủ tướng Israel cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục quá trình đàm phán trực tiếp, vốn bị ngưng trệ do những tranh cãi về hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái trên phần đất bị Israel chiếm đóng.
Bà H.Clinton và ông Netanyahu đã đề cập tới "việc tạo điều kiện để nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm khai thông bế tắc, mở ra một giải pháp hai nhà nước."
Hai nhà lãnh đạo khẳng định các nhóm làm việc của các bên liên quan sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong những ngày tới vì mục tiêu nối lại thương lượng trực tiếp.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh những yêu cầu an ninh của Israel "sẽ được xem xét đầy đủ trong mọi thỏa thuận hòa bình trong tương lai với người Palestine."
Tuy nhiên, thông cáo cuối cùng không đề cập trực tiếp vấn đề gây tranh cãi nhiều ngày qua liên quan đến khu định cư Do Thái.
Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ mong muốn tìm ra một giải pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, trên cơ sở hai nhà lãnh đạo của Israel và Palestine đã cam kết ủng hộ một giải pháp hai nhà nước./.
(TTXVN/Vietnam+)