Không để xảy ra thiếu hàng, “sốt” giá trong dịp Tết

Bộ Công Thương và Tài Chính yêu cầu các tỉnh, thành, công ty chuẩn bị tốt nguồn hàng, tham gia bình ổn giá với các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương cho biết, đến thời điểm này công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụTết Nguyên đán tại các địa phương đã sẵn sàng và sôi động trên cả nước với nhucầu mua sắm dự kiến tăng từ 20-30% so với bình thường.

Đặc biệt, hàng hóa năm nay chủ yếu sản xuất trong nước được các doanhnghiệp chuẩn bị chu đáo từ những tháng trước, nguồn cung dồi dào nên ít có khảnăng thiếu hàng và “sốt” giá.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng

Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ CôngThương, việc chuẩn bị các nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán năm nay đã được cácdoanh nghiệp chuẩn bị từ 4-5 tháng trước đây.

Cùng với đó, Bộ Công Thương và Tài Chính đã có chỉ thị tới các tập đoàn,tổng công ty, sở công thương các tỉnh, thành phố yêu cầu chuẩn bị tốt nguồnhàng, kể cả hàng dự trữ, tham gia vào bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếutrước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bảo đảm chất lượng theo đúng tiến độ kếhoạch và cam kết bán ra với giá thấp hơn 5% so với giá thị trường, đồng thời mởthêm các điểm bán hàng, quầy hàng, mạng lưới bán lẻ, đưa hàng về nông thôn phụcvụ bà con.

Bên cạnh đó, địa phương cũng hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuẩn bị hàngTết được vay nguồn vốn nhàn rỗi với lãi suất 0%. Điển hình là Thành phố Hồ ChíMinh cho 13 doanh nghiệp trên địa bàn vay 422 tỷ đồng với lãi suất 0% trong vòng6 tháng để mua hàng hóa dự trữ dịp Tết, với 1.542 điểm bán hàng bình ổn giá, tậptrung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa cây cảnh, đồ uống...

Thành phố Hà Nội cũng cho 12 doanh nghiệp vay 250 tỷ đồng trong thời hạn 5tháng với lãi suất 0% để mua hàng hóa, với 121 địa điểm bán hàng bình ổn trongdịp Tết. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng tổ chức phiên giao dịch hàng hóa với sựtham gia của 28 doanh nghiệp sản xuất đến từ các tỉnh và 61 đơn vị sản xuất,phân phối hàng hóa thiết yếu phục vụ thị trường Hà Nội.

Hải Phòng cũng cho 5 doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêudùng thiết yếu chuẩn bị lượng hàng hóa trị giá 40 tỷ đồng phục vụ Tết Canh Dần.Tương tự, các tỉnh, thành trên cả nước cũng có kế hoạch này; các khu đô thị, khucông nghiệp cũng có quỹ hàng hóa phục vụ cho Tết cho công nhân, lao động.

Ông Xuân cũng cho hay, điều đặc biệt là từ năm nay, Bộ Công Thương sẽtriển khai bán hàng Tết lồng ghép với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam” và các chương trình xúc tiến thương mại trong nước, gắn với tuyêntruyền để nâng cao ý thức của người tiêu dùng với hàng Việt. Mặc dù một vài mặthàng có xu hướng tăng giá (gạo, đường) nhưng với các chương trình, chính sách hỗtrợ bình ổn thị trường Tết và kế hoạch chuẩn bị nên giá cả hàng hóa đều nằmtrong tầm kiểm soát, không có chuyện tăng giá đột biến.

Do tác động của một số yếu tố như nguồn cung hạn chế, giá nguyên liệu đầuvào của một số thực phẩm bị tăng lên... nên giá các mặt hàng này có xu hướngtăng nhưng các mặt hàng này thời gian qua đã có những đợt tăng giá và hiện đangở mức cao nên khó có chuyện tăng đột biến. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hànghóa tăng giá do những lý do phi kinh tế, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các lực lượngquản lý thị trường tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường trong dịp Tết này,ông Xuân cho biết.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát

Để bình ổn giá cả thị trường, Ban Chỉ đạo 127/TW đã yêu cầu các tỉnh,thành phố tăng cường các biện pháp kiềm chế tăng giá, đặc biệt đối với các mặthàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Ban Chỉ đạo 127/TW yêu cầu các tỉnh, thành phố phải tổ chức các kênh thôngtin để dự báo được tình hình và chủ động nắm được việc giá cả và cung cầu hànghóa, lượng hàng dự trữ, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, lươngthực, thực phẩm, xăng dầu, than, đường, muối.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 127/TW cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểmsoát việc thực hiện các quy định về giá, niêm yết giá, xử lý kịp thời các trườnghợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩygiá bán hàng lên cao; phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đolường, đóng gói để tăng giá; vi phạm về sở hữu trí tuệ...

Bộ Công Thương cũng cho hay, trước thông tin có tình trạng lợi dụng chươngtrình kích cầu tiêu dùng và chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt” để đưa hàngnhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào thị trường tiêu thụ trong dịp TếtNguyên đán, Ban chỉ đạo 127/TW cũng tiến hành kiểm tra thị trường.

Cụ thể, từ ngày 18 đến 22/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, TrưởngBan Chỉ đạo 127/TW dẫn đầu Đoàn công tác đi kiểm tra tình hình quản lý thịtrường, diễn biến cung cầu hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần;tình hình chống hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kémchất lượng; gian lận trong đo lường; an toàn vệ sinh thực phẩm... tại các khuvực cửa khẩu, chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu lớn.

Ngoài ra, Bộ cũng có chỉ thị yêu cầu các Sở Công Thương rà soát, kiểm trachặt chẽ các doanh nghiệp được phân công tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết vềtiến độ thực hiện, số lượng hàng hóa thiết yếu cần dự trữ, nhất là các mặt hànglương thực, thực phẩm, đảm bảo khối lượng, chất lượng để phục vụ nhân dân trênđịa bàn với giá hợp lý, góp phần bình ổn thị trường trong dịp trước, trong vàsau Tết Nguyên đán.

Mặt khác, nắm rõ tình hình giá cả, diễn biến cung cầu thị trường hàng hóatrên địa bàn, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, kịp thời có biện pháp điềuchuyển hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu vùng xa, yêu cầu các hộ kinh doanh camkết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, không để xảy ra tình trạng thiếuhàng, tăng giá.

Đối với lực lượng quản lý thị trường, Bộ cũng yêu cầu tăng cường kiểm tracác đối tượng kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các chợ, nơi tập trung vàphát triển hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, quầy hàng bán lẻcũng như các điểm kinh doanh trong việc tuân thủ các quy định về giá; ngăn chặnviệc lợi dụng để nâng giá, đầu tư găm hàng, tăng giá bất hợp pháp.

Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường phải phối hợp chặt chẽ với cáclực lượng chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng cấm, hàngnhập lậu, hàng giả; kiểm soát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối vớicác cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, lực lượng nàytập trung kiểm tra, kiểm soát các hành vi lợi dụng để đưa hàng nhập lậu, hànggiả, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ trong các hội chợ, đợt bán hàng do các tổchức và doanh nghiệp thực hiện./.

Văn Xuyên (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.