Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), từ nay đến cuối năm và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, nguồn cung hàng thực phẩm chăn nuôi sẽ không quá khan hiếm.
Tuy nhiên, nhu cầu phực phẩm sẽ tăng cao vào cuối năm, lại thêm ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu tiểu ngạch nên giá thực phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn sẽ tăng từ 15-20% so với Tết năm ngoái.
Dịch tai xanh trên lợn đã liên tục bùng phát tại nhiều địa phương trong cả nước, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại khá lớn bởi lũ nên công tác tái đàn đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Các trận lũ đã khiến các tỉnh miền Trung bị thiệt hại trên 739.000 con gia súc, gia cầm. Năm nay, có khoảng 500.000 con trong tổng số 27,5 triệu con lợn đã bị chết và tiêu hủy do dịch tai xanh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, điều may mắn là hai đợt dịch miền Bắc và miền Nam xảy ra không cùng thời điểm do đó sản lượng thịt lợn cơ bản vẫn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Trước tình hình trên, Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương áp dụng các biện pháp tái đàn như ngay sau khi công bố hết dịch sẽ cho vận chuyển gia súc vào tái đàn, hỗ trợ vắcxin, thuốc khử trùng, nhân giống miễn phí cho nông dân. Một số doanh nghiệp đã ủng hộ nông dân con giống, thức ăn cho nông dân các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ.
Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất con giống lớn dự trù số lượng con giống trong thời gian tới để từ đó có kế hoạch điều tiết cho các tỉnh, vùng. Theo nhận định chung, giống gia cầm cơ bản đủ, giống lợn sẽ xảy ra tình trạng thiếu cục bộ.
Trong khi khả năng tái đàn ở nhiều tỉnh còn chậm thì tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch lợn thịt sang Trung Quốc đang gia tăng đã khiến giá thịt trong nước lên giá cao. Tại miền Bắc, giá lợn thịt hiện đang ở mức 40.000-42.000 đồng/kg, giá gà ta 70.000-75.000 đồng/kg, gà công ngiệp là 44.000-46.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây cũng liên tục tăng giá. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường Việt Nam luôn cao hơn giá nhập khẩu từ 10-15%.
Với giá thực phẩm chăn nuôi cao như hiện nay, trong thời gian tới khả năng sẽ có làn sóng nhập khẩu sản phẩm thịt với số lượng lớn vào nước ta, đặc biệt là thịt lợn và thịt gà. "Do đó, các chủ trang trại lớn không nên “găm” hàng," ông Nguyễn Thanh Sơn cảnh báo./.
Tuy nhiên, nhu cầu phực phẩm sẽ tăng cao vào cuối năm, lại thêm ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu tiểu ngạch nên giá thực phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn sẽ tăng từ 15-20% so với Tết năm ngoái.
Dịch tai xanh trên lợn đã liên tục bùng phát tại nhiều địa phương trong cả nước, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại khá lớn bởi lũ nên công tác tái đàn đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Các trận lũ đã khiến các tỉnh miền Trung bị thiệt hại trên 739.000 con gia súc, gia cầm. Năm nay, có khoảng 500.000 con trong tổng số 27,5 triệu con lợn đã bị chết và tiêu hủy do dịch tai xanh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, điều may mắn là hai đợt dịch miền Bắc và miền Nam xảy ra không cùng thời điểm do đó sản lượng thịt lợn cơ bản vẫn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Trước tình hình trên, Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương áp dụng các biện pháp tái đàn như ngay sau khi công bố hết dịch sẽ cho vận chuyển gia súc vào tái đàn, hỗ trợ vắcxin, thuốc khử trùng, nhân giống miễn phí cho nông dân. Một số doanh nghiệp đã ủng hộ nông dân con giống, thức ăn cho nông dân các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ.
Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất con giống lớn dự trù số lượng con giống trong thời gian tới để từ đó có kế hoạch điều tiết cho các tỉnh, vùng. Theo nhận định chung, giống gia cầm cơ bản đủ, giống lợn sẽ xảy ra tình trạng thiếu cục bộ.
Trong khi khả năng tái đàn ở nhiều tỉnh còn chậm thì tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch lợn thịt sang Trung Quốc đang gia tăng đã khiến giá thịt trong nước lên giá cao. Tại miền Bắc, giá lợn thịt hiện đang ở mức 40.000-42.000 đồng/kg, giá gà ta 70.000-75.000 đồng/kg, gà công ngiệp là 44.000-46.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây cũng liên tục tăng giá. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường Việt Nam luôn cao hơn giá nhập khẩu từ 10-15%.
Với giá thực phẩm chăn nuôi cao như hiện nay, trong thời gian tới khả năng sẽ có làn sóng nhập khẩu sản phẩm thịt với số lượng lớn vào nước ta, đặc biệt là thịt lợn và thịt gà. "Do đó, các chủ trang trại lớn không nên “găm” hàng," ông Nguyễn Thanh Sơn cảnh báo./.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)