Trang tin Flandersnews ngày 29/3 đưa tin các máy bay phản lực chiến đấu F-16 của Bỉ ngày 28/3, đã ném bom vào các mục tiêu trên mặt đất tại Libya.
Đây là lần thứ hai trong vòng 2 ngày, không quân Bỉ tham gia các cuộc không kích Libya cùng với lực lượng liên quân, theo nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc.
Thông tin trên đã được một sĩ quan chỉ huy không quân Bỉ tại căn cứ không quân Araxos của Hy Lạp - nơi các máy bay chiến đấu của Bỉ hoạt động - xác nhận.
Tư lệnh chỉ huy không quân Bỉ tại Araxos, Nico Claessens, nói rõ ông không thể cho biết chi tiết, song, sứ mệnh của các máy bay chiến đấu của Bỉ trong ngày 28/3 là nhằm củng cố các khu vực cấm bay và chuẩn bị sẵn sàng để tấn công các mục tiêu đã được xác định trước.
Chiến dịch ngày 28/3 cũng tương tự như sứ mệnh ngày 27/3, khi các máy bay chiến đấu của không quân Bỉ lần đầu tiên tham gia cuộc không kích vào các mục tiêu trên đất Libya. Chiều 27/3, một máy bay F-16 của Bỉ đã thả “ít nhất một quả bom” xuống một mục tiêu trên mặt đất. Bộ Quốc phòng Bỉ không cho biết đó là những mục tiêu nào, và cũng không có thông tin về việc liệu các mục tiêu này có bị đánh trúng hay không, nhưng thông báo không có thương vong đối với thường dân. Bộ này cho biết các máy bay phản lực của không quân Bỉ đã sử dụng lade hoặc hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để đánh bom chính xác.
Bộ Quốc phòng Bỉ trên còn nhấn mạnh những vụ không kích này là nhằm gây ít thiệt hại nhất cho khu vực bên ngoài mục tiêu. Các lực lượng tham gia liên minh quốc tế chủ trương can thiệp quân sự đối với Libya cũng khẳng định rằng họ không nhận được thông tin nào về thương vong đối với dân thường Libya.
Vài ngày trước, các máy bay phản lực chiến đấu của Bỉ cũng đã được triển khai để tham gia tuần tra khu vực cấm bay trên không phận Libya. Bỉ hiện đóng góp 6 máy bay phản lực chiến đấu vào lực lượng của liên quân và cũng sẽ triển khai một tàu dò mìn tại Địa Trung Hải để tăng cường lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền của M. Gaddafi.
Từ ngày 27/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã đảm nhận quyền chỉ huy chiến dịch quân sự tại Libya, với mục tiêu “bảo vệ dân thường và các khu vực đông dân cư trước nguy cơ chính quyền của Gaddafi tổ chức các cuộc tấn công” như Tổng Thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen, tuyên bố./.
Đây là lần thứ hai trong vòng 2 ngày, không quân Bỉ tham gia các cuộc không kích Libya cùng với lực lượng liên quân, theo nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc.
Thông tin trên đã được một sĩ quan chỉ huy không quân Bỉ tại căn cứ không quân Araxos của Hy Lạp - nơi các máy bay chiến đấu của Bỉ hoạt động - xác nhận.
Tư lệnh chỉ huy không quân Bỉ tại Araxos, Nico Claessens, nói rõ ông không thể cho biết chi tiết, song, sứ mệnh của các máy bay chiến đấu của Bỉ trong ngày 28/3 là nhằm củng cố các khu vực cấm bay và chuẩn bị sẵn sàng để tấn công các mục tiêu đã được xác định trước.
Chiến dịch ngày 28/3 cũng tương tự như sứ mệnh ngày 27/3, khi các máy bay chiến đấu của không quân Bỉ lần đầu tiên tham gia cuộc không kích vào các mục tiêu trên đất Libya. Chiều 27/3, một máy bay F-16 của Bỉ đã thả “ít nhất một quả bom” xuống một mục tiêu trên mặt đất. Bộ Quốc phòng Bỉ không cho biết đó là những mục tiêu nào, và cũng không có thông tin về việc liệu các mục tiêu này có bị đánh trúng hay không, nhưng thông báo không có thương vong đối với thường dân. Bộ này cho biết các máy bay phản lực của không quân Bỉ đã sử dụng lade hoặc hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để đánh bom chính xác.
Bộ Quốc phòng Bỉ trên còn nhấn mạnh những vụ không kích này là nhằm gây ít thiệt hại nhất cho khu vực bên ngoài mục tiêu. Các lực lượng tham gia liên minh quốc tế chủ trương can thiệp quân sự đối với Libya cũng khẳng định rằng họ không nhận được thông tin nào về thương vong đối với dân thường Libya.
Vài ngày trước, các máy bay phản lực chiến đấu của Bỉ cũng đã được triển khai để tham gia tuần tra khu vực cấm bay trên không phận Libya. Bỉ hiện đóng góp 6 máy bay phản lực chiến đấu vào lực lượng của liên quân và cũng sẽ triển khai một tàu dò mìn tại Địa Trung Hải để tăng cường lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền của M. Gaddafi.
Từ ngày 27/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã đảm nhận quyền chỉ huy chiến dịch quân sự tại Libya, với mục tiêu “bảo vệ dân thường và các khu vực đông dân cư trước nguy cơ chính quyền của Gaddafi tổ chức các cuộc tấn công” như Tổng Thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen, tuyên bố./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)