Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.
Bộ cũng yêu cầu Tổng cục Thủy sản đề xuất định mức cho phép của hàm lượng chất Ethoxyquin có trong thức ăn thủy sản, đề xuất các biện pháp kiểm soát sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và cách thức sử dụng phù hợp thức ăn thủy sản chứa Ethoxyquin.
Để tránh thiệt hại cho sản xuất và bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam, Tổng cục Thủy sản cũng đã đề nghị các Chi cục Thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn về cảnh báo của Nhật Bản; đề nghị cam kết không đưa vào thức ăn chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole, trên nhãn mác của bao bì thức ăn cần ghi rõ "không chứa Ethoxyquin, Sulfamethoxazole."
Bên cạnh đó, rà soát trong danh mục thức ăn được phép lưu hành, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản tại địa phương; đồng thời, hướng dẫn người nuôi thủy sản trước khi thu hoạch ngừng cho tôm, cá ăn một ngày để thải hết thức ăn nhằm làm giảm nguy cơ các chất phụ gia từ thức ăn còn tồn dư trong sản phẩm.
Trước đó, do lo ngại chất lượng tôm Việt Nam, Bộ Y tế Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.
Phía Nhật Bản thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 50-100% nếu tiếp tục phát hiện dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam./.
Bộ cũng yêu cầu Tổng cục Thủy sản đề xuất định mức cho phép của hàm lượng chất Ethoxyquin có trong thức ăn thủy sản, đề xuất các biện pháp kiểm soát sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và cách thức sử dụng phù hợp thức ăn thủy sản chứa Ethoxyquin.
Để tránh thiệt hại cho sản xuất và bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam, Tổng cục Thủy sản cũng đã đề nghị các Chi cục Thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn về cảnh báo của Nhật Bản; đề nghị cam kết không đưa vào thức ăn chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole, trên nhãn mác của bao bì thức ăn cần ghi rõ "không chứa Ethoxyquin, Sulfamethoxazole."
Bên cạnh đó, rà soát trong danh mục thức ăn được phép lưu hành, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản tại địa phương; đồng thời, hướng dẫn người nuôi thủy sản trước khi thu hoạch ngừng cho tôm, cá ăn một ngày để thải hết thức ăn nhằm làm giảm nguy cơ các chất phụ gia từ thức ăn còn tồn dư trong sản phẩm.
Trước đó, do lo ngại chất lượng tôm Việt Nam, Bộ Y tế Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.
Phía Nhật Bản thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 50-100% nếu tiếp tục phát hiện dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam./.
Thúy Hiền (TTXVN)