Bà Nguyễn Vân Chi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Tổng cục Thuế cho biết, Dự thảo Luật quản lý thuế quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế dựa theo tiêu thức quản lý rủi ro.
Quy định này nhằm đảm bảo kiểm soát được mục đích kiểm tra, tránh lạm dụng tiêu cực hoặc gây phiền hà đối với người nộp thuế.
Phương pháp này sẽ lựa chọn, kiểm tra dựa trên tiêu chí cụ thể: qua việc đánh giá, chấp hành pháp luật của người nộp thuế; quy mô doanh nghiệp; địa bàn hoặc đối với các trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật, doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tẩu tán kho hàng, tài sản.
Phương pháp này khắc phục hạn chế luật hiện hành quy định kiểm tra thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Theo kinh nghiệm của các nước khác và tổ chức quốc tế, cách làm này tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế một cách khách quan.
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, công tác kiểm tra, thanh tra trong những năm gần đây được cải thiện về cả số lượng và chất. Trong 4 năm qua, ngành đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế bình quân 29.583 doanh nghiệp/năm; phát hiện truy thu bình quân 3.513 tỷ đồng/năm; phạt bình quân 530 tỷ đồng/năm.
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, ngành thuế đã chú trọng, đầu tư, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo sát yêu cầu với số lượng người nọp thuế ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế đã thay đổi dần theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý đối tượng và hướng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin của người nộp thuế./.
Quy định này nhằm đảm bảo kiểm soát được mục đích kiểm tra, tránh lạm dụng tiêu cực hoặc gây phiền hà đối với người nộp thuế.
Phương pháp này sẽ lựa chọn, kiểm tra dựa trên tiêu chí cụ thể: qua việc đánh giá, chấp hành pháp luật của người nộp thuế; quy mô doanh nghiệp; địa bàn hoặc đối với các trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật, doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tẩu tán kho hàng, tài sản.
Phương pháp này khắc phục hạn chế luật hiện hành quy định kiểm tra thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Theo kinh nghiệm của các nước khác và tổ chức quốc tế, cách làm này tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế một cách khách quan.
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, công tác kiểm tra, thanh tra trong những năm gần đây được cải thiện về cả số lượng và chất. Trong 4 năm qua, ngành đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế bình quân 29.583 doanh nghiệp/năm; phát hiện truy thu bình quân 3.513 tỷ đồng/năm; phạt bình quân 530 tỷ đồng/năm.
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, ngành thuế đã chú trọng, đầu tư, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo sát yêu cầu với số lượng người nọp thuế ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế đã thay đổi dần theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý đối tượng và hướng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin của người nộp thuế./.
Hải Yến (TTXVN)