Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 6 ước đạt 2,1 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm lên 12 tỷ USD , tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su tăng cao cả về lượng và giá trị. Tổng lượng càphê xuất khẩu 6 tháng đạt 913.000 tấn với giá trị xấp xỉ 2 tỉ USD, tăng 38,6% về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị.
Theo nhận định của giới chuyên gia, giá cà phê xuất khẩu đang trong xu hướng có lợi cho người trồng, bình quân đạt 2.184 USD/tấn, các thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, chẳng hạn như Bỉ là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ đạt giá trị 178,5 triệu USD và gấp gần 6 lần so với năm trước.
Đối với mặt hàng caosu xuất khẩu 6 tháng ước đạt 274.000 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD. Mặt hàng này dù chỉ tăng 14,6% về lượng nhưng giá trị tăng tới hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Giá caosu tăng liên tục, với mức bình quân đạt 4.372 USD/tấn, trong khi nhu cầu ở hầu hết các thị trường tiêu thụ cao su lớn của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan.
Mặt hàng gạo trong 6 tháng xuất khẩu được gần 4 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 2 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Philippines giảm mạnh, nhưng bù lại xuất khẩu gạo Việt Nam lại có sự tăng trưởng vượt bậc ở các thị trường khác như Indonesia, Cuba và Malaysia. Cùng với đà tăng của nhiều mặt hàng nông sản khác, giá xuất khẩu điều, tiêu vẫn duy trì ở mức khả quan dù số lượng có sự sụt giảm ở nhiều thị trường.
Dù thị trường xuất khẩu đang có những yếu tố thuận lợi nhưng để duy trì tính bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như: tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở các thị trường lớn, chủ động làm việc với các tổ chức, các quốc gia để giải quyết các rào cản kỹ thuật thương mại.
Bộ yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan tới giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; đồng thời sớm xây dựng mới các Tiêu chuẩn Việt Nam về chế biến bảo quản thủy sản.
Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến…đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa nhằm giảm sức ép tiêu thụ sản phẩm theo thời vụ, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước./.
Các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su tăng cao cả về lượng và giá trị. Tổng lượng càphê xuất khẩu 6 tháng đạt 913.000 tấn với giá trị xấp xỉ 2 tỉ USD, tăng 38,6% về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị.
Theo nhận định của giới chuyên gia, giá cà phê xuất khẩu đang trong xu hướng có lợi cho người trồng, bình quân đạt 2.184 USD/tấn, các thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, chẳng hạn như Bỉ là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ đạt giá trị 178,5 triệu USD và gấp gần 6 lần so với năm trước.
Đối với mặt hàng caosu xuất khẩu 6 tháng ước đạt 274.000 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD. Mặt hàng này dù chỉ tăng 14,6% về lượng nhưng giá trị tăng tới hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Giá caosu tăng liên tục, với mức bình quân đạt 4.372 USD/tấn, trong khi nhu cầu ở hầu hết các thị trường tiêu thụ cao su lớn của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan.
Mặt hàng gạo trong 6 tháng xuất khẩu được gần 4 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 2 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Philippines giảm mạnh, nhưng bù lại xuất khẩu gạo Việt Nam lại có sự tăng trưởng vượt bậc ở các thị trường khác như Indonesia, Cuba và Malaysia. Cùng với đà tăng của nhiều mặt hàng nông sản khác, giá xuất khẩu điều, tiêu vẫn duy trì ở mức khả quan dù số lượng có sự sụt giảm ở nhiều thị trường.
Dù thị trường xuất khẩu đang có những yếu tố thuận lợi nhưng để duy trì tính bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như: tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở các thị trường lớn, chủ động làm việc với các tổ chức, các quốc gia để giải quyết các rào cản kỹ thuật thương mại.
Bộ yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan tới giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; đồng thời sớm xây dựng mới các Tiêu chuẩn Việt Nam về chế biến bảo quản thủy sản.
Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến…đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa nhằm giảm sức ép tiêu thụ sản phẩm theo thời vụ, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)