“Khảo sát kinh tế 2012-2013,” do Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram trình bày tại Hạ nghị viện ngày 27/2, nhận định kinh tế nước này có thể tăng trưởng 6,1-6,7% trong tài khoá 2013-2014, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi trong năm 2013 và các biện pháp mà Chính phủ Ấn Độ đã triển khai sẽ góp phần cải thiện triển vọng kinh tế của nước này.
Sau khi suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, kinh tế Ấn Độ đã phản ứng tích cực với các biện pháp kích thích tài chính, đạt mức tăng trưởng cao 8,6% trong năm 2009-2010 và 9,3% trong năm 2010-2011.
Tuy nhiên, do tác động của cả các yếu tố trong và ngoài nước, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 6,2% trong năm 2011-2012 và ước tăng khoảng 5% trong năm 2012-2013.
Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế gần đây của Ấn Độ một phần là do những yếu tố bên ngoài, song nguyên nhân trong nước cũng rất đáng kể.
Tăng trưởng dịch vụ trong năm 2011-2012 là 8,2% và 6,6% năm 2012-2013, so với mức hai con số 6 năm trước đó và sự suy giảm này làm giảm đáng kể mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ chống chọi với tác động từ bên ngoài tốt hơn nông nghiệp và công nghiệp.
Chính sách mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở đường cho đầu tư vào công nghệ mới và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp tại Ấn Độ. Tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực.
Khảo sát trên chỉ rõ chính phủ sẽ phải tiếp tục chống lạm phát bằng cách giảm các biện pháp kích thích tài chính, đồng thời tập trung khuyến khích các biện pháp tăng cường sản xuất lương thực hơn là trợ giá vốn đã làm tăng thâm hụt ngân sách.
Khảo sát dự báo lạm phát sẽ giảm mạnh từ mức 6,62% hiện nay, còn thâm hụt ngân sách sẽ được duy trì ở mức mục tiêu 5,3% GDP trong năm nay và 4,8% GDP trong năm tới. Thâm hụt ngân sách thấp và lạm phát giảm sẽ tạo cơ sở cho việc hạ lãi suất hơn nữa nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Về cán cân thanh toán và ngoại thương, báo cáo khảo sát nêu rõ với xuất khẩu ròng bị giảm sút, cán cân thanh toán của Ấn Độ đang chịu sức ép. Trong năm tài khóa hiện nay, dự trữ ngoại hối của Ấn Độ dao động trong khoảng 286-295,6 tỷ USD, trong khi đồng rupee vẫn dễ biến động ở mức 53,02-54,78 rupee/USD từ tháng 12/2012 đến 1/2013.
Tiến sỹ Raghuram G. Rajan, cố vấn trưởng về kinh tế thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ, nhấn mạnh rằng tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế cho thấy nước này phải gia tăng các hành động và các cải cách để giữ chân nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông nói Ấn Độ đã dự đoán được tình hình khó khăn hiện nay và với những chính sách phù hợp, nước này sẽ vượt qua giai đoạn hiện nay một cách mạnh mẽ hơn. Con đường để Ấn Độ thoát ra khỏi tình trạng suy giảm kinh tế là chuyển từ tiêu dùng sang đầu tư, loại bỏ những “nút thắt cổ chai” đối với đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng, chống lạm phát cả thông qua chính sách tiền tệ lẫn biện pháp cung ứng, giảm chi phí cho người đi vay và tăng cơ hội cho người gửi tiết kiệm để thu hút đầu tư thực sự./.
Sau khi suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, kinh tế Ấn Độ đã phản ứng tích cực với các biện pháp kích thích tài chính, đạt mức tăng trưởng cao 8,6% trong năm 2009-2010 và 9,3% trong năm 2010-2011.
Tuy nhiên, do tác động của cả các yếu tố trong và ngoài nước, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 6,2% trong năm 2011-2012 và ước tăng khoảng 5% trong năm 2012-2013.
Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế gần đây của Ấn Độ một phần là do những yếu tố bên ngoài, song nguyên nhân trong nước cũng rất đáng kể.
Tăng trưởng dịch vụ trong năm 2011-2012 là 8,2% và 6,6% năm 2012-2013, so với mức hai con số 6 năm trước đó và sự suy giảm này làm giảm đáng kể mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ chống chọi với tác động từ bên ngoài tốt hơn nông nghiệp và công nghiệp.
Chính sách mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở đường cho đầu tư vào công nghệ mới và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp tại Ấn Độ. Tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực.
Khảo sát trên chỉ rõ chính phủ sẽ phải tiếp tục chống lạm phát bằng cách giảm các biện pháp kích thích tài chính, đồng thời tập trung khuyến khích các biện pháp tăng cường sản xuất lương thực hơn là trợ giá vốn đã làm tăng thâm hụt ngân sách.
Khảo sát dự báo lạm phát sẽ giảm mạnh từ mức 6,62% hiện nay, còn thâm hụt ngân sách sẽ được duy trì ở mức mục tiêu 5,3% GDP trong năm nay và 4,8% GDP trong năm tới. Thâm hụt ngân sách thấp và lạm phát giảm sẽ tạo cơ sở cho việc hạ lãi suất hơn nữa nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Về cán cân thanh toán và ngoại thương, báo cáo khảo sát nêu rõ với xuất khẩu ròng bị giảm sút, cán cân thanh toán của Ấn Độ đang chịu sức ép. Trong năm tài khóa hiện nay, dự trữ ngoại hối của Ấn Độ dao động trong khoảng 286-295,6 tỷ USD, trong khi đồng rupee vẫn dễ biến động ở mức 53,02-54,78 rupee/USD từ tháng 12/2012 đến 1/2013.
Tiến sỹ Raghuram G. Rajan, cố vấn trưởng về kinh tế thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ, nhấn mạnh rằng tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế cho thấy nước này phải gia tăng các hành động và các cải cách để giữ chân nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông nói Ấn Độ đã dự đoán được tình hình khó khăn hiện nay và với những chính sách phù hợp, nước này sẽ vượt qua giai đoạn hiện nay một cách mạnh mẽ hơn. Con đường để Ấn Độ thoát ra khỏi tình trạng suy giảm kinh tế là chuyển từ tiêu dùng sang đầu tư, loại bỏ những “nút thắt cổ chai” đối với đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng, chống lạm phát cả thông qua chính sách tiền tệ lẫn biện pháp cung ứng, giảm chi phí cho người đi vay và tăng cơ hội cho người gửi tiết kiệm để thu hút đầu tư thực sự./.
Minh Lý (TTXVN)